Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Qúa trình Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa cũng là quá trình mà các phong trào chống đế quốc và phong trào của nhân dân Trung Quốc nổ ra, nhất là cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Cụ thể như thế nào mời các bạn cùng đến với bài học dưới đây.

Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Nội dung bài viết gồm có 2 phần:

  • Kiến thức trọng tâm
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Kiến thức trọng tâm

I. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA XẺ.

  • Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến Mãn Thanh suy yếu, mục nát.
  • Từ năm 1840 -1842, Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện,mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.
  • Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã chia nhau “xâu xé” Trung Quốc .Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Nguyên nhân:

  • Trước nguy cơ xâm lược của các nước Đế quốc.
  • Sự hèn nhát của triều đình Mãn Thanh.

2. Diễn biến

  • Phong trào Thái Bình Thiên Quốc diễn ra năm 1851 – 1864 do Hồng Tú Toàn lãnh đạo
  • Phong trào  Duy Tân năm 1898 do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo
  • Phong trào Nghĩa Hòa đoàn diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

3. Kết quả : thất bại

4. Ý nghĩa :Làm lung lay nền tảng phong kiến, cổ vũ cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

III. CÁCH MẠNG TÂN HỢI 1911

1. Người lãnh đạo Tôn Trung Sơn

  • Tháng 8.1905 Tôn Trung Sơn thành lậpTQuốc đồng minh hội
  • Đề ra “học thuyết Tam dân ”

2 Diễn biến

  • 10.10.1911, cách mạnh bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương sau đó lan ra các tỉnhmiền Nam, miền Trung.
  • Ngày 29. 12. 1911, chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc thành lập. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời.
  • 2/1911,Viên Thế Khải lên làm tổng thống. Cách mạng kết thúc.

3.Tính chất: Là cuộc CMTS không triệt để

  • Chưa thủ tiêu được sở hữu ruộng đất phong kiến.
  • Chưa xoá bỏ ách đô hộ của TB nước ngoài.
  • Chưa đem lại quyền lợi cơ bản cho ND lao động ( ruộng đất)

4. Ý nghĩa:

  • Lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triển ở Trung Quốc
  • Ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á , trong đó có Việt Nam

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Câu 3: Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân?

Câu 4: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác