Bài 11: Bài toán về chiều dài của lò xo

Đối với con lắc lò xo, chiều dài của lò xo cũng là một chủ đề hay. Hi vọng với chủ đề này, tech12h đã hướng dẫn các em một cách chi tiết dễ hiểu.

Bài 11: Bài toán về chiều dài của lò xo

Nội dung bài viết gồm hai phần:

  • Nhắc lại lý thuyết
  • Hướng dẫn giải một số bài tập

A. Nhắc lại lý thuyết

l0: là chiều dài tự nhiên của lò xo;

a) Con lắc lò xo nằm ngang

Độ biến dạng tại vị trí cân bằng: $\Delta l$ = 0

  • Chiều dài cực đại của lò xo: lmax = l0 + A
  • Chiều dài cực tiểu của lò xo: lmin = l0 – A.

b) Khi con lắc lò xo treo thẳng đứng hoặc nằm trên mặt phẳng nghiêng 1 góc $\alpha $

Bài 11: Bài toán về chiều dài của lò xo

 

Bài 11: Bài toán về chiều dài của lò xo

Độ biến dạng tại vị trí cân bằng:

  • Con lắc lò xo treo thẳng đứng: $\Delta l$ = $\frac{mg}{K} = \frac{g}{\omega ^{2}}$
  • Con lắc lò xo nằm trên mặt phẳng nghiêng góc $\alpha $: $\Delta l$ = $\frac{mg\sin \alpha }{K} = \frac{g\sin \alpha }{\omega ^{2}}$

Chiều dài của lò xo:

  • Chiều dài khi vật ở vị trí cân bằng: lcb = l0 + $\Delta l$
  • Chiều dài cực đại của lò xo: lmax = l0 + $\Delta l$ + A.
  • Chiều dài cực tiểu của lò xo: lmin = l0 + $\Delta l$ - A
  • Chiều dài ở li độ x: l = l0 + $\Delta l$ + x

Chú ý:

  • Nếu A $\leq $ $\Delta l$: Khi dao động lò xo luôn bị dãn
    1. Lò xo dãn ít nhất: x = $\Delta l$ - A.
    2. Lò xo dãn nhiều nhất: x = $\Delta l$ + A
  • Nếu A $\geq $ $\Delta l$: Khi dao động lò xo vừa bị dãn vừa bị nén
    1. Lò xo bị nén nhiều nhất: x = A - $\Delta l$
    2. Lò xo bị dãn nhiều nhất (khi vật ở vị trí thấp nhất): x = A + $\Delta l$
    3. Lò xo không biến dạng: x = - $\Delta l$.

c) Mối liên hệ giữa biên độ dao động và chiều dài của lò xo

A = $\frac{l_{max} - l_{min}}{2}$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1:

Con lắc lò xo trong quá trình dao động có chiều dài biến thiên từ 20 cm đến 24 cm. Biên độ dao động của con lắc là?

Câu 2:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì T = 0,4 s; biên độ 6 cm. Khi ở vị trí cân bằng, lò xo dài 44 cm. Lấy g = $\pi ^{2}$ m/s2. Xác định chiều dài cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động.

Câu 3:

Lò xo có độ cứng k = 25 N/m được treo thẳng đứng. Một đầu của lò xo được gắn cố định, đầu còn lại được treo vào hai vật có khối lượng m1 = 100 g và m2 = 60 g. Tính độ dãn của lò xo khi vật cân bằng?

Câu 4:

Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm được treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Khi ở vị trí cân bằng, lò xo bị dãn 3 cm; ở vị trí lò xo có độ dài ngắn nhất, lò xo bị nén 2 cm. Độ dài cực đại của lò xo là bao nhiêu?

Bình luận