Giải bài 2 vật lí 6: Đo độ dài (tiếp theo)

Dựa theo cấu trúc SGK vật lí lớp 6, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài Đo độ dài. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập vận dụng có cách giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn

Giải bài 2 vật lí 6: Đo độ dài (tiếp theo)

A. Lý thuyết

2. Cách đo độ dài.

  • Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
  • Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
  • Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
  • Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật)

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. (Trang 9 SGK lí 6) 

Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?

Câu 2. (Trang 9 SGK lí 6)  

Em đã chọn dụng cụ đo nào ? Tại sao ?

Câu 3. (Trang 9 SGK lí 6) 

Em đặt thước đo như thế nào ?

Câu 4. (Trang 9 SGK lí 6) 

Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?

Câu 5. (Trang 9 SGK lí 6) 

Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào ?

Câu 6. (Trang 9 SGK lí 6) 

Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

"ĐCNN, độ dài, GHĐ, vuông góc, dọc theo, gần nhất, ngang bằng với"

Khi đo độ dài cần:

a) Ước lượng (1)....... cần đo.

b) Chọn thước (2)........ và có (3)...........thích hợp.

c) Đặt thước (4)............ độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5).......... vạch số 0 của thước.

d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6)..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.

Câu 7. (Trang 10 SGK lí 6) 

Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì (Hình 2.1 SGK) ?

a) Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.

b) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.

c) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.

Câu 8. (Trang 10 SGK lí 6) 

Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo (Hình 2.2 SGK) ?

a) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.

b) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.

c) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.

Câu 9. (Trang 10 SGK lí 6) 

Quan sát kĩ hình 2.3 (SGK) và ghi kết quả đo tương ứng.

a) l = (1)..............

b) l = (2).............

c) l = (3)...............

Câu 10. (Trang 11 SGK lí 6) 

Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (Hình 2.4 SGK)

Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều