Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Dân chủ là để cho mọi người thể hiện và phát huy sự đóng góp của mình vào việc chung của xã hội, cộng đồng và tập thể; kỷ luật là điều kiện để thực hiện dân chủ.Dân chủ và kỉ luật kết hợp lại sẽ tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, hành động và nhận thức của mọi người. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của cộng đồng. Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học:"Dân chủ và kỉ luật".

Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

A. Kiến thức trọng tâm

I. Đặt vấn đề

1. Đọc truyện:

  • Chuyện của lớp 9A.
  • Chuyện ở một công ti

2. Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên?

- Việc làm của lớp 9A:

  • Nêu phổ biến kế hoạch
  • Bảng xây dựng kế hoạch
  • Thỏa thuận kế hoạch
  • Lập đội cờ đỏ

=>Cuối năm lớp 9A là một tập thể xuất sắc (việc làm phát huy tính dân chủ).

- Việc làm của ông giám đốc:

  • Phổ biến kế hoạch nhưng không bàn bạc việc thực hiện
  • Công nhân làm việc không an toàn.
  • Lương thấp
  • Công nhân kiến nghị nhưng ông giám đốc không cải thiện.

=> Nhiều công nhân bỏ việc, sản xuất giảm sút, thua lỗ, công ty phá sản. (việc làm thiếu dân chủ).

b) Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?

  • Mọi người cùng tham gia bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc.
  • Ý thức tự giác
  • Lớp đã thành lập đội cờ đỏ để nhắc nhở, đôn đốc.

c) Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới dự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm?

  • Lớp 9A, mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.

d) Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện hai đã có tác hại như thế nào? Vì sao?

  • Sản xuất giảm sút
  • Công nhân bỏ việc
  • Công ti bị thua lỗ nặng

=> Ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng….

II. Nội dung bài học

* Khái niệm: 

  • Dân chủ là:
    • Mọi người làm chủ công việc
    • Mọi người được viết được cùng tham gia.
    • Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát
  • Kỉ luật là:
    • Tuân theo quy định của cộng đồng
    • Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.

* Ý nghĩa:

  • Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động.
  • Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân
  • Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt

* Rèn luyện:

  • Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật
  • Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức XH; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huyDân chủ, kỉ luật.
  • HS vâng lời bố mẹ thực hiện quy định của trường.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ, tính kỉ luật và việc làm nào không? Tại sao?

a. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận

b. Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình khó khăn

c. Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch

d. Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến

e. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Câu 2. Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt tính dân chủ và tính kỉ luật của nhà trường ?

Câu 3. Hãy phân tích và chứng minh nhận định: "Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh tập thể"?

Câu 4. Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác