Giải bài 3 hóa học 12: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Bài 2 chúng ta đã biết về phản ứng thủy phân trong kiềm của chất béo, phản ứng đó gọi là phản ứng xà phòng hóa. Có một câu hỏi được đặt ra tại sao phản ứng đó được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bài 3 để hiểu rõ hơn.

Giải bài 3 hóa học 12: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

A - Kiến thức trọng tâm

I – Xà phòng

  1. Khái niệm

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.

  2. Phương pháp sản xuất

  • Đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với NaOH hoặc KOH ở nhiệt độ và áp suất cao.

  •  Oxi hóa ankan của dầu mỏ nhờ oxi không khí, có muối Mn2+ xúc tác,….

II- Chất giặt rửa tổng hợp

  1. Khái niệm  

  • Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
  • Đặc điểm cấu tạo của chất giặt rửa gồm 2 phần:

               + Phần đầu ưa nước chứa các nhóm chất phân cực, có tác dụng lôi kéo các vết bẩn về phía phân tử nước.

               + Phần đuôi dài ưa dầu mỡ, có tác dụng thâm nhập vào các vết bẩn. Kết quả các vết bẩn bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi chất giặt               rửa, phân tán vào nước và bị rửa trôi.

  2. Phương pháp sản xuất

  • Chất giặt rửa tổng hợp không phải là natri (kali) của axit béo, không sản xuất từ chất béo mà được sản xuất từ sản phẩm của dầu mỏ.
  • Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri sunfonat của axit sunfonic.

           C11H23 – CH2 – C6H4 – SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat)

III – Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

  • Muối natri trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm vết bẩn phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn rồi được phân tán vào nước và bị rửa trôi
  • Trong xà phòng có các muối panmitat và stearat làm kết tủa  các kim loại Mg2+ Ca2+ vì vậy không nên dùng có trong nước cứng.

          Các muối của chất giặt rửa tổng hợp lại tan được dùng trong nước cứng vì vậy dùng được trong nước cứng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 15 sgk hóa học 12

Phát biểu sau đây là đúng (Đ) hay sai (S) ?

a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.
b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH  hoặc KOH ta được xà phòng.
d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp.

Câu 3: Trang 15 sgk hóa học 12

Một loại mỡ động vật chứa 20% tristearoylglixerol, 30% tripanmitoyglixerol và 50% trioleoylglixerol (về khối lượng).

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.

b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa gần 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.

Câu 4: Trang 16 sgk hóa học 12

Nêu những ưu điểm và hạn chế của xà phòng so với  dùng chất giặt rửa tổng hợp.

Câu 5:  Trang 16 sgk hóa học 12

Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearat.

Bình luận