Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất Địa lí 10 trang 29

Trái đất luôn chịu sự tác động của nội lực. Vậy nội lực là gì? Và tác động của nội lực đã ảnh hưởng như thế nào đến Trái đất. Tech12h mời các bạn cùng đến với bài học “Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất”.

Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất Địa lí 10 trang 29

A. Kiến thức trọng tâm

I. Nội lực

-Khái niệm: Là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.

-Nguyên nhân: Do các nguồn năng lượng Trái Đất sinh ra, như các chất phóng xạ, chuyển dịch và sắp xếp các vật chất theo trọng lực, ma sát vật chất…

II. Tác động của nội lực

Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...

1. Vận động theo phương thẳng đứng

  • Khái niệm: Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng trên một diện tích rộng lớn.
  • Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển của Manti
  • Kết quả: Tạo ra biển tiến, biển thoái.

2. Vận động theo phương nằm ngang

Hiện tượng

Uốn nếp

Đứt gãy

Khái niệm

Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp

Là lớp đất đá bị đứt gãu dịch chuyển ngược nhau

Nguyên nhân

Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở nơi đá cao mềm có độ dẻo cao.

Nơi đá có độ cứng cao, các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục.

Kết quả

Cường độ yếu tạo thành nếp uốn

Cường độ mạnh tạo thành uốn nếp.

Cường độ yếu tạo thành đứt gãy

Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn?

Câu 2: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Câu 3: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác