Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa Lý năm 2017 Đề số 9 ( Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa dưới đây, sẽ giúp các bạn theo đuổi khối C có thêm kiến thức sâu rộng để sẵn sàng đối đầu với kì thi quan trọng sắp tới. Đề gồm 40 câu theo quy định của bộ GD, nội dung câu hỏi sát với chương trình thi. Bên cạnh đó còn có đáp án giải thích cụ thể cho các bạn. Chắc chắn, nó sẽ rất bổ ích cho các bạn.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa Lý năm 2017  Đề số 9 ( Có đáp án)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ 

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1. Đường bờ biển nước ta có chiều dài

A. 2036 km.         B. 3260 km.            C. 3206 km.                        D. 2360 km.

 

Câu 2. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào

A. độ dài của các con sông.

B. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua.

C. hướng dòng chảy.

D. chế độ mưa theo mùa.

 

Câu 3. Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

A. Có diện tích mặt nước lớn.

B. Vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú.

C. Hằng năm, chịu ảnh hưởng của 7 - 8 cơn bão.

D. Có nhiều ngư trường.

 

Câu 4: Ý nào không thể hiện đúng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

 A. Tổng bức xạ lớn                                                     B. Cân bằng bức xạ dương

 C. Biên độ nhiệt năm cao                                          D. Nền nhiệt độ caoCâu

 

Câu 5:  Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là

A. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

C. tác động tới quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế.

D. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

 

Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. chủ trương, chính sách của Nhà nước.

C. nạn cháy rừng.

D. sự tàn phá của chiến tranh.

 

Câu 7. Thiên nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa mưa đồng nhất trong toàn miền.

B. Đồng bằng hạ lưu sông mở rộng.

C. Cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp.

D. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa.

 

Câu 8. Trong những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có xu hướng

A. giảm đi.           B. tăng lên.           C. tăng, giảm không ổn định.              D. không tăng.

 

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay của nước ta?

A. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.

B. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.

D. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.

 

Câu 10. Ý nào dưới đây là đúng khi đánh giá về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua?

A. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

B. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm.

C. Dịch bệnh hại vật nuôi đã được đẩy lùi.

D. Các giống vật nuôi cho năng suất cao.

 

Câu 11. Quá trình đô thị hóa của nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây?

A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội.

B. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số tự nhiên.

C. Việc làm, mật độ dân số.

D. Gia tăng dân số tự nhiên, việc làm.

 

Câu 12. Mục đích chính của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công

nghiệp ở nước ta là:

A. đa dạng hóa sản phẩm                    B. nâng cao chất lượng sản phẩm

 C. tận dụng nguồn nhân lực                D. phân bố sản xuất hợp lí.

 

Câu 13. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là

A. củng cố đê chắn sóng ven biển.

B. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão.

C. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão.

D. dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh.

 

Câu 14. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì

A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

C. đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

 

Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không phải là mặt mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.

B. Có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động cao.

C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - thủy sản.

D. Tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

 

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, hơn nữa mức độ đô thị hóa quá cao.

B. có nhiều kênh rạch trên bề mặt địa hình thấp và bằng phẳng.

C. mưa bão và nước biển dâng.

D. mưa lớn và triều cường.

 

Câu 17. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào sau đây đúng với khu vực II (công nghiệp và xây dựng)?

A. Tăng tỉ trọng cả công nghiệp khai thác lẫn công nghiệp chế biến.

B. Giảm tỉ trọng cả công nghiệp khai thác lẫn công nghiệp chế biến.

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

 

Câu 18. Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta là

A. vị trí địa lí qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. vị trí rìa đông lục địa Á - Âu qui định tính chất gió mùa của khí hậu.

C. tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam.

 

Câu 19. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm

A. trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm.

B. hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của Mặt Trời.

C. ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của Mặt Trời và vị trí tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều.

D. trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp Biển Đông.

 

Câu 20. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì

A. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

C. địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.

D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

 

Câu 21. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do

A. sự phân hóa độ cao địa hình.

B. sự phân bố thảm thực vật.

C. ảnh hưởng của Biển Đông.

D. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

 

Câu 22. Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm

A. là cơ cấu dân số trẻ.

B. đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa.

C. là cơ cấu dân số già.

D. đang biến đổi chậm theo hướng già hóa.

 

Câu 23. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở

A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta.

B. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.

C. tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm qua khá ổn định.

D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

 

Câu 24. Hồ tiêu được trồng chủ yếu ở

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

 

Câu 25. Đặc điểm không đúng với khí hậu miền Bắc là

A. biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam.

B. độ lạnh tăng dần về phía nam.

C. thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.

D. thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường.

 

Câu 26. Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là cả hai đều có

A. đất đá vôi.

B. cao nguyên.

C. khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt.

D. đất đỏ badan.

 

Câu 27. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

B. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

C. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.

 

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta?

A. Kiên Giang.             B. Cà Mau.             C. Bà Rịa - Vũng Tàu.                 D. Bình Thuận.

 

Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Xuân Sơn.               B. Hoàng Liên.            C. Ba Bể.                       D. Cát Tiên.

 

Câu 30. Đặc trưng không phải của nền nông nghiệp hàng hóa là

A. sản xuất chuyên canh một hoặc một số ít loại nông sản.

B. nông sản được sản xuất theo hướng đa canh.

C. người sản xuất đặc biệt quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư, công nghệ mới.

 

Câu 31. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Tây Nguyên.                                         B. Bắc Trung Bộ.              

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.           D. Đồng bằng sông Hồng.

 

Câu 32. Căn  cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây không thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Nam Bộ.           B. Nam Trung Bộ.             C. Tây Nguyên.                D. Trung và Nam Bắc Bộ.

 

 Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng bao nhiêu? 

A. 1 824 nghìn ha.             B. 1 428 nghìn ha.                 C. 12 184 nghìn ha.                D. 1 284 nghìn ha.

 

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Lâm Viên               B. Mơ Nông                C. Tà Phình                 D. Pleiku

 

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các trung tâm công nghiệp nào ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng

A. Hà Nội, Cẩm Phả, Hải Phòng.                               B. Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả.

 C. Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên.                      D. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

 

Câu 36. Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là 

A. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.

B. cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa mưa bão, lũ lụt hay hạn hán.

C. giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

D. các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.

 

Câu 37. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM.

(Đơn vị:nghìn tấn)

Năm

1980

1990

2000

2005

2010

2014

Sản lượng cà phê nhân

8,4

92,0

802,5

752,1

1 105,7

1 408,4

Sản lượng cà phê xuất khẩu

4,0

89,6

733,9

912,7

1 184,0

1 691,0

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?

A. Từ năm 1980 đến năm 2014, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng lên 500 lần.

B. Từ năm 2005 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu.

C. Từ năm 1980 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân tăng lên 167,7 lần.

D. Từ năm 1980 đến năm 2000, sản lượng cà phê nhân ít hơn sản lượng cà phê xuất khẩu.

 

Câu 38. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM.

(Đơn vị: %)

 

Năm Khu vực kinh tế

2000

2005

2010

2014

Nông - lâm - ngư nghiệp

65,1

57,3

49,5

46,3

Công nghiệp - xây dựng

13,1

18,2

20,9

21,3

Dịch vụ

21,8

24,5

29,6

32,4

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta, trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất

A. Biểu đồ tròn.                B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ miền.               D. Biểu đồ cột.

 

Câu 39. Cho bảng số liệu:

NĂNG SUẤT LÚA CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM.

(Đơn vị: tạ/ha)

Năm Vùng

1995

2000

2013

Cả nước

36,9

42,4

57,6

Đồng bằng sông Hồng

44,4

55,2

60,6

Đồng bằng sông Cửu Long

40,2

42,3

59,4


Để thể hiện năng suất lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm,

biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường.           B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.                   D. Biểu đồ tròn.

 

Câu 40. Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM.

Năm

Tổng số dân

(nghìn người)

Sản lượng lương thực (nghìn tấn)

Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người)

1990

66 016

19 879,7

301,1

2000

77 635

34 538,9

444,9

2005

82 392

39 621,6

480,9

2010

86 947

44 632,2

513,4

2015

91 731

50 498,3

550,6


Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?

A. Bình quân lương thực theo đầu người tăng 182,9%.

B. Tổng số dân của nước ta tăng 138,9%.

C. Sản lượng lương thực tăng 154,0%.

D. Tốc độ tăng nhanh nhất là bình quân sản lượng lương thực theo đầu người.

---------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------

Bình luận