Tắt QC

Đề 13: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018

Đề 13: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.

Câu 1.  Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyển bầu cử và ứng cử cũng chính là.

  • A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
  • C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
  • D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 2.  Quyền bẩu cử và quyển ứng cử là cơ sở pháp lý  -  chính trị quan trọng để

  • A. Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
  • B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
  • C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
  • D.Hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Câu 3.  Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia.

  • A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước vể xây dựng bộ máy Nhà nước.
  • C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển lành tế  -  xã hội.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4.  Ở Phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế.

  • A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.                          
  • B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
  • C. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.                             
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 5.  Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân

  • A. đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.                               
  • B. đủ 21 tuổi trở lên có quyển bầu cử và ứng cử.
  • C. từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.                               
  • D. đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyển ứng cử.

Câu 6.  Nhận định nào sai.  Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

  • A. giới tính, dân tộc, tôn giáo.                                 
  • B. tình trạng pháp lý.
  • C. trình độ văn hoá, nghề nghiệp.                          
  • D. thời hạn cư trú nơi thực hiện quyển bầu cử, ứng cử.

Câu 7.  Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử?

  • A.Người bị khởi tố dân sự.
  • B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
  • C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
  • D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 8.  Nhận định nào sai.  Người không được thực hiện quyền bầu cử là người?

  • A. Người đang chấp hành hình phạt tù. 
  • B. Người đang bị tạm giam.
  • C.Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.                   
  • D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 9.  Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử

  • A. Phổ thông.                    
  • B. Bình đẳng.                
  • C. Công khai.                   
  • D. Trực tiếp.

Câu 10.  Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

  • A. 1 con đường duy nhất. 
  • B. 2 con đường,
  • C. 3 con đường. 
  • D. 4 con đường.

Câu 11.  Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến

  • A. quy tắc quản lí của Nhà nước.                   
  • C. quy tắc quản lí xã hội.
  • B. quy tắc kỉ luật lao động.                              
  • D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 12.  Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới............

  • A. các quy tắc quản lý Nhà nước.                                        
  • B.các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
  • C. các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước.                     
  • D. các quan hệ giữa công dân với nhà nước.

Câu 13.  Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

  • A.Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
  • B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi,
  • C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.
  • D. Người dưới 18 tuổi.

Câu 14.  Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?

  • A.Do cán bộ Nhà nước thực hiện.
  • B. Do cơ quan, công chức Nhà nước thực hiện.
  • C. Do cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
  • D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Câu 15.  Chị H đã bị bắt vì tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp này chị H phải chịu trách nhiệm.

  • A. Hình sự.                       
  • B.Hành chính.               
  • C. Dân sự.                                
  • D. Kỉ luật

Câu 16.  Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do,trong trường hợp này N vi phạm?

  • A. Hình sự.                       
  • B. Hành chính.              
  • C. Dân sự.                                
  • D. Kỉ luật

Câu 17. Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?

  • A.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.                               
  • B.Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • C.Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.                               
  • D. Người từ dưới 16 tuổi.

Câu 18.  Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

  • A.Hình sự.
  • B.Hành chính.
  • C. Dân sự.                                           
  • D. Kỉ luật           

Câu 19.  Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

  • A. Say rượu.
  • B.Bị ép buộc.
  • C. Bị bệnh tâm thần.
  • D. Bị dụ dỗ.

Câu 20.  Ông Việt có hành vi buôn bán hàng nước ngọt giả, trong quá trình vận chuyển hàng lên các thành phố lớn để tiêu thụ xe của ông đã bị Công an bắt. Khi kiểm tra giá trị của số hàng hóa nói trên, công an đã giám định số hàng vượt quá 30 triệu đồng tiền Việt Nam. Vậy ông Việt đã vi phạm loại pháp luật nào?

  • A. Vi phạm hình sự.
  • B. Vi phạm hành chính.
  • C.Vi phạm dân sự. 
  • D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 21.  “Điều ước quốc tế đa phương” nghĩa là gì?

  • A. Là điều ước quốc tế có từ 3 nước hoặc tổ chức quốc tế trở lên ký kết hoặc tham gia.
  • B. Là điều ước quốc tế có hai nước hoặc tổ chức quốc tế kỷ kết.
  • C. Là nhũng điều mà hai quốc gia mong muốn được thực hiện cùng nhau.
  • D. Cả ba phương án trên.

Câu 22.  Việt Nam chính thức tham gia hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (hiệp ước Bali) vào năm nào?

  • A. Năn 1990                        
  • B. Năm 1991                       
  • C. Năm 1992                    
  • D. Năm 1993

Câu 23.  Việt Nam trở thành thành viên của ASIAN vào năm nào?

  • A. Năm 1990                       
  • B. Năm 1992                       
  • C. Năm 1995                       
  • D. Năm 1998

Câu 24.  Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với.

  • A. Các lĩnh vực của đời sống xã hội.                              
  • B. Lĩnh vực bảo vệ môi trường,
  • C. Việc xây dựng và bảo vệ đất nước.                           
  • D. Phát triển kinh tế đất nước.

Câu 25.  Pháp luật phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các quy định về

  • A. Dân số và giải quyết việc làm.                                    
  • B. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  • D. Cả A, B, c đều đúng.

Câu 26.  Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của toàn quân mà nòng cốtlà….và Công an nhân dân.

  • A.  Bộ đội                             
  • B. Quân đội nhân dân       
  • C. Dân quân tự vệ              
  • D. toàn dân

Cân 27.  Tính đến năm 2008 nước Việt Nam đã có quan hệ thương mại với bao nhiêu nước khác nhau?

  • A. 100 nước.                        
  • B. 120 nước.                        
  • C. 140 nước.                       
  • D. 160 nước.

Câu 28.  Tính đến năm 2008 nước Việt Nam đã có quan hệ đầu tư với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?

  • A. Khoảng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.                     
  • B. Khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • C. Khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.                     
  • D. Khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Câu 29.  Việt Nam tham gia hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1992                       
  • B. Năm 1994                       
  • C. Năm 1995                       
  • D. Năm 1996

Câu 30.  Ở nước ta cơ quan được gọi là cơ quan “Lập pháp” là.

  • A. Bộ Tư pháp.   
  • B. Chính phủ.      
  • C. Quốc hội.         
  • D. Viện kiểm sát.

Câu 31. Luật chống “bạo lực gia đình” của nước ta có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

  • A. 01/07/2008.                    
  • B. 02/07/2008.                    
  • C. 01/08/2008.                    
  • D. 02/08/2008.

Câu 32. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ?

  • A. Không thể tồn tại và phát triển.                                                  
  • B. Vẫn tồn tại và phát triển bình thường,
  • C. Vẫn tồn tại nhưng không thể phát triển được.                         
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 33. Văn bản quy phạm pháp luật chính là?

  • A. Phương thức tác động của pháp luật.                                        
  • B. Nguồn gốc của pháp luật
  • C. Hình thức thể hiện của pháp luật.                                             
  • D. Nội dung của pháp luật.

Câu 34. Học sinh Trung học phổ thông có nghĩa vụ nào sau đây?

  • A. Đóng tiền lao động công ích.                                       
  • B. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • C. Bảo vệ tài sản của Nhà nước.                                     
  • D. Đóng quỹ bảo hiểm xã hội.

Câu 35.  Nhà nước ta điều hành đất nước bằng?

  • A. Quân đội và chính quyền.                                           
  • B. Kế hoạch phát triển kinh tế.
  • C. Văn hóa, giáo dục, chính trị.                                       
  • D.Hiến pháp và pháp luật.

Câu 36.  Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt như thế nào?

  • A. Chỉ xử phạt người cầm đấu, tổ chức.                        
  • B. Xử phạt chung cho tập thể đó.
  • C. Mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.                            
  • D. Tất cả đáp án đều sai.

Câu 37.  Thực hiện đúng nguyên tắc trong hợp đồng lao động mang lại quyền lợi cho?

  • A. Cho xã hội.                                                                                     
  • B. Cho Nhà nước.
  • C. Cho người lao động và người sử dụng lao động.                     
  • D. Cả A, B, c đều đúng.

Câu 38.  Việc pháp luật thừa nhận sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng thể hiện?

  • A. Phù hợp với mô hình gia đình tiến bộ.                                                      
  • B. Thiếu cơ sở.
  • C. Không mâu thuẫn nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chổng.                
  • D. Mâu thẫn nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chổng.

Câu 39.  Trong cùng một điều kiện như nhau, mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào?

  • A. Thực tế đời sống xã hội.                                                              
  • B. Đời sống tâm lý của cộng đổng.
  • C. Khả năng, điểu kiện và hoàn cảnh của mỗi người.                
  • D. Cả A, B và c đều đúng.

Câu 40.  Theo điều 8 của bộ luật hình sự năm 1999, quy định có bao nhiêu loại tội phạm?

  • A. 4 loại tội phạm.              
  • B. 5 loại tội phạm.                              
  • C. 6 loại tội phạm.
  • D. 7 loại tội phạm.

Xem đáp án

Bình luận