Soạn văn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội, được bộc lộ chân tình và sâu sắc. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca. Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn văn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là những bài hát dân gian, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
  • Ca dao thường ngắn gọn, nhiều hình ảnh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức đối lập, đối đáp mang đậm màu sắc thái dân gian.
  • Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội, được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 1,2
a. Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau, Anh/chị cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh?

Câu 2: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10)  Bài 3
a. Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh/chị hiểu từ “ai” trong câu” ai làm chua xót lòng này, khế ơi” như thế nào?
b. Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả lại lấy các hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa con người?

Câu 3: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 4
Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu. Bài ca dao đã diễn tả một cách thật cụ thể, gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Câu 4: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 5

Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của nguời bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.

Câu 5: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 6
Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.

Câu 6: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó co nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết.

LUYỆN TẬP

Câu 1 – Luyện tập: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’ và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.

Câu 2 - Luyện tập: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) 

Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống của các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn khoa Điểm: "Đát Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm" (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa"

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa"

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác