Ôn tập thi THPT quốc gia môn Văn chuyên đề Kĩ năng làm bài Đọc Hiểu

Dạng bài Đọc - Hiểu thường chiếm 30% số điểm trong bài thi môn Văn - kì thi THPT Quốc gia.

Ôn tập thi THPT quốc gia môn Văn chuyên đề Kĩ năng làm bài Đọc Hiểu

Theo cấu trúc đề thi mới của Bộ năm 2017, môn Ngữ văn sẽ bao gồm hai phần: Đọc hiểu và Làm văn, thời gian làm bài là 120 phút. Chúng ta cần nắm vững những kiến thức cơ bản khi làm bài phần Đọc - Hiểu như sau:

* Nguồn cung cấp cho các văn bản bài Đọc – Hiểu: Thường không có sách giáo khoa hoặc chương trình học, đó có thể là các văn bản nằm trong tác phẩm, công trình nghiên cứu, cuốn sách… có ý nghĩa.

* Nội dung bài Đọc – Hiểu thường tập trung vào các câu hỏi liên quan đến:

  • Phong cách ngôn ngữ văn bản.
  • Phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản.
  • Các biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản và ý nghĩa, tác dụng của biện pháp đó.
  • Nội dung chính của văn bản
  • Thông điệp, ý nghĩa của tác giả gửi gắm trong văn bản

* Chủ đề của văn bản Đọc - Hiểu: rất đa dạng, có thể gắn với các sự kiện nổi bật trong đời sống xã hội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân với bảo vệ chủ quyền biển – đảo, định hướng lựa chọn nghề nghiệp, thách thức của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa… Như vậy, những chủ đề được ra rất rộng, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi và có am hiểu kiến thức xã hội.

 

Nội dung ôn tập cụ thể

1. Phong cách chức năng ngôn ngữ

a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè….

– Đặc trưng:

  • Tính cụ thế
  • Tính cảm xúc
  • Tính cá thể

- Cách nhận biết

  • Dạng nói
  • Dạng viết: nhật kí, thư từ, chuyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

– Khái niệm: Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học. Mục đích nhằm diễn đạt chuyên môn sâu.

- Đặc trưng:

  • Tính khái quát trừu tượng:
  •  Tính lí trí, lô gic:
  • Tính khách quan, phi cá thể 

- Cách nhận biết

  • Dạng viết : ngoài sử dụng từ ngữ,còn dùng các kí hiệu, các công thức hay sơ đồ, bảng  biểu…
  • Dạng nói ngôn ngữ khoa học yêu cầu ở mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc và phải có đề cương viết trước.

c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

 –   Khái niệm:  Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

- Đặc trưng:

  • Tính hình tượng
  • Tính truyền cảm
  • Tính cá thể hóa

- Cách nhận biết:

Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

d. Phong cách ngôn ngữ chính luận

–  Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

– Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.

– Đặc trưng:

  • Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
  • Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
  • Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
  • Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.

e. Phong cách ngôn ngữ hành chính

– Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

– Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

  • Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.

  VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

  • Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

f. Phong cách ngôn ngữ báo chí

– Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

=>Thường theo một khuôn mẫu: Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

- Một số thể loại văn bản báo chí:

     + Bản tin:

     + Phóng sự: 

     + Tiểu phẩm: 

 2. Các phương thức biểu đạt

STT

Phương thức biểu đạt

Nhận diện qua mục đích giao tiếp

1

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4

Nghị luận

Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

5

Thuyết minh

Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…

6

Hành chính – công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

3. Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:

Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản: So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ;  Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…

Xem thêm về các biện pháp tu từ tại đây 

 Các phép tu từ cú pháp thường gặp trong bài Đọc - Hiểu (Phần 1)

 Các biện pháp tu từ thường gặp trong bài Đọc - Hiểu (Phần 2)

4. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; song hành; qui nạp…

5. Các thể thơ: 

Đặc trưng của các thể loại thơ: 

Lục bát

Song thất lục bát

Thất ngôn

Thơ tự do

Thơ ngũ ngôn

Thơ 8 chữ

6. Các thao tác lập luận:

Thao tác lập luận giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Bằng cách tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

Thao tác lập luận chứng minh

Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

Thao tác lập luận phân tích

Là chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Thao tác lập luận so sánh

Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. Bằng cách đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

Thao tác lập luận bình luận

Là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề . Bằng cách trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

Thao tác lập luận bác bỏ

Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .Bằng cách nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

 Như vậy, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về phần Tiêng Việt sẽ giúp các bạn vững vàng và tự tin hơn khi làm các bài tập Đọc - Hiểu. Tech12h chúc các bạn ôn tập thật tốt và có một kì thi đạt kết quả cao!

Bình luận