Đề thi chuyên Sinh vào 10 trường THPT chuyên KHTN năm 2017

Đây là đề thi chính thức mới nhất cho kì thi vào 10 THPT chuyên KHTN năm 2017. Tech12h cung cấp để các bạn tham khảo.

Đề thi chuyên Sinh vào 10 trường THPT chuyên KHTN năm 2017

Đề thi tuyển sinh vào 10

Trường THPT chuyên KHTN năm 2017

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (1điểm):

a, Nêu những điểm khác biệt giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường ở người.

b, Đột biến lệch bội nhiễm sắc thể giới tính thường gây ít nghiêm trọng hơn đột biến lệch bội nhiễm sắc thể thường. Giải thích.

Câu 2 (1điểm):

a, Nêu điểm khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân I của tế bào lưỡng bội.

b, Nêu sự kiện xuất hiện trong giảm phân góp phần hình thành giao tử mang các tổ hợp gen khác nhau.

Câu 3 (1điểm):

a, Đột biến gen là gì? Nêu các nguyên nhân gây nên đột biến gen.

b, Trong các phát biểu sau về đột biến gen, có hai phát biểu đúng. Hãy xác định và giải thích tại sao hai phát biểu đó đúng.

(1) Tất cả các đột biến gen hình thành trong quá trình giảm phâm đều di truyền cho đời con.

(2) Phần lớn đột biến gen ít gây hại cho sinh vật so với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

(3) Ở các loài sinh sản hữu tính, nhiều đột biến gen không được di truyền cho đời con.

(4) Mọi đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình đều có hại cho sinh vật.

Câu 4 (1 điểm):

Ở một loài động vật có vú, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, gen B quy định lông đen trội không hoàn toàn so với gen b quy định lông nâu, Bb quy định lông xám; D quy định đuôi cong trội hoàn toàn so với gen d quy định đuôi thẳng. Cho các cá thể mắt đỏ, lông xám, đuôi cong lai với cá thể mắt đỏ, lông nâu, đuôi thẳng ở F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 2 cái mắt đỏ, lông xám, đuôi cong : 2 cái mắt đỏ, lông nâu, đuôi thẳng : 1 đực mắt đỏ, lông xám, đuôi cong : 1 đực mắt đỏ, lông nâu, đuôi thẳng : 1 đực mắt trắng, lông xám, đuôi cong : 1 đực mắt trắng, lông nâu, đuôi thẳng. 

a, Xác định quy luật di truyền của các tính trạng.

b, Cho cá thể đực mắt đỏ, lông xám, đuôi cong F1 lai với cá thể M. Ở đời F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1: 1: 1 (không xét đến giới tính). Xác dịnh các kiểu gen có thể có của M.

Câu 5 (1 điểm):

a, Cho lai hai dòng ngô thuần chủng thu được cây lai F1 có sức sống và năng suất cao hơn các dạng bố mẹ. Tuy nhiên sử dụng F1 làm giống thu được F2 biểu hiện sức sống và năng suất kém. Giải thích tạo sao có sự khác biệt về sức sống và năng suất ở F1 và F2. Biết rằng cây ngô có thể tự thụ phấn và giao phấn.

b, kĩ thuậ gen được ứng dụng để sản suất với số lượng lớn protein insullin của người nhờ tế bào nhận là vi khuẩn E.Coli. Giải thích tại sao insullin được sản suất bằng kĩ thuật gen lại có cấu trúc và chức năng tương tự như insullin được tổng hợp trong tế bào ở cơ thể người.

Câu 6 (1 điểm):

a, Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của bệnh X và bệnh Y trong một đại gia đình.

Cho rằng không có đột biến trong phả hệ, mỗi gen quy định một bệnh, các bệnh phân li độc lập với nhau.

a, Xác định quy luật di truyền có khả năng nhất chi phối bệnh X và bệnh Y.

b, Xác định kiểu gen của người nam số 16.

c, cặp vợ chồng số 16 và 17 có khả năng sinh con mắc cả 2 bệnh X và bệnh Y. Giải thích.

Câu 7 (1 điểm):

a, Nhân tố sinh thái là gì? Con người có phải là một nhân tố sinh thái hay không? Tại sao?

b, Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu 8 (1 điểm):

a, Quần thể người có những khác biệt cơ bản nào so với những quần thể sinh vật khác? Vì sao có sự khác biệt đó.

b, Phân biệt tăng dân số tự nhiên với tăng dân số thực tế. Nêu hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh.

Câu 9 (1 điểm):

a, Xét về vai trò dinh dưỡng, các loài sinh vật trong quần xã được chia thành mấy nhóm chính? Nêu chức năng dinh dưỡng của mỗi nhóm này.

b, Cho lưới thức ăn:

(1) Việc loại bỏ C1 sẽ ảnh hưởng thế nào đến C2? Biết B1 là sinh vật cạnh trạnh mạnh hơn so với B2. 

(2) Nếu du nhập vào lưới thức ăn này một loài sinh vật D chuyên ăn thịt C1 và C2 thì số lượng C3 thay đổi như thế nào? Vì sao?

Câu 10 (1 điểm):

Cho hai chuỗi thức ăn sau:

(1) cỏ -> sâu -> chim sâu -> diều hâu

(2) mướp -> sọ xít -> vi khuẩn -> vi rút 

a, Từ 2 chuỗi thức ăn trên hãy vẽ hai tháp sinh thái tương ứng minh họa số lượng cá thể của các loài.

b, Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai chuỗi thức ăn này.

Bình luận