Theo em, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật chính trong truyện? Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này,....

Câu hỏi 10. Theo em, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật chính trong truyện? Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, em có thể chọn hai nhân vật nào khác để thay thế? Có sự khác biệt nào khi đổi nhân vật như


Tác giả đã căn cứ vào tập tính của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện mà không phải là những con vật khác vì:

  • Tập tính của kiến: Kiến sống có kỉ luật, chăm chỉ làm việc, thường tích luỹ thức ăn trong tổ để phục vụ cho cả đàn và đề phòng khi không kiếm được thức ăn.
  • Tập tính của mối: Mối là loài thường đục phá gỗ, lấy gỗ làm thức ăn. Chúng sẽ tấn công, đục khoét cho đến khi phần gỗ bị ruỗng (mục) hết.

Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, có thể chọn hai nhân vật khác để thể hiện. Chẳng hạn, thay cho kiến có thể là ong, thay cho mối có thể là gián. Nhưng loài ong khó mang lại ấn tượng có cơ thể gầy gò. Gián tuy cũng là loài “không chịu lao động mà chỉ biết hưởng thụ” nhưng lại không phá hoại làm sập nhà cửa. Vì vậy, việc chọn mối và kiến làm nhân vật để thể hiện nội dung của truyện là hoàn toàn phù hợp, khó có thể thay thế.


Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Văn bản đọc Đèo cày giữa đường (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác