Đề kiểm tra Địa lí 8 CTST bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một yếu tố tự nhiên của môi trường biển?

  • A. Bờ biển
  • B. Đáy biển 
  • C. Rác biển 
  • D. Đa dạng sinh học biển

Câu 2: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?

  • A. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
  • B. Vịnh, hang động đẹp
  • C. Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
  • D. Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú

Câu 3: Đâu là một yếu tố nhân tạo của môi trường biển?

  • A. Công trình xây dựng ven biển
  • B. Nước biển
  • C. Khoáng sản biển
  • D. Chính sách biển đảo

Câu 4: Nhiệt độ không khí trung bình năm của vùng biển nước ta dao động từ:

  • A. 15 – 30°C
  • B. 23 – 28°C
  • C. 30 – 40°C
  • D. -2 – 22°C

Câu 5: Môi trường bờ biển, bãi biển ở nước ta được thể hiện:

  • A. Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao
  • B. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
  • C. Môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh, nhiều đảo còn bảo tồn những khu rừng nguyên sinh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên:

  • A. Rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền
  • B. Khi chịu tác động của ô nhiễm môi trường, nó có thể tự làm sạch.
  • C. Dễ bị nước biển đánh chìm nếu có sóng thần.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Vùng biển nước ta có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
  • B. Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu
  • C. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 30,87 triệu tấn
  • D. Năm 2019, vùng biển nước ta có khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn

Câu 8: Nêu ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trưng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:

  • A. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
  • B. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển
  • C. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Vùng ven biển và hải đảo của nước ta là nơi:

  • A. Tập trận quân sự ở mức độ lớn
  • B. Thử nghiệm bom nguyên tử và hình thành các đặc khu kinh tế cho nước ngoài đầu tư
  • C. Cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Vì sao khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh?

  • A. Vì nước biển không quen với các kích thích ô nhiễm môi trường.
  • B. Vì môi trường biển không chia cắt được
  • C. Vì cấu trúc phân tầng vùng biển theo Luật biển quốc tế
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm chính của hải văn vùng biển Việt Nam

Câu 2 (4 điểm). Trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng gió và năng lượng thủy triều của nước ta.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chất lượng nước biển xa bờ như thế nào?

  • A. Đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm
  • B. Đạt chuẩn nhưng thường xuyên biến động.
  • C. Rất ít vùng đạt chuẩn, sự biến động là tương đối lớn.
  • D. Không đạt chuẩn do giao thương mạnh mẽ giữa các nước

Câu 2: Vùng ven biển và hải đảo của nước ta là nơi:

  • A. Tập trận quân sự ở mức độ lớn
  • B. Thử nghiệm bom nguyên tử và hình thành các đặc khu kinh tế cho nước ngoài đầu tư
  • C. Cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
  • B. Địa hình đảo: Ngoài quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
  • C. Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Cô Tô (Kiên Giang), Phú Quý (Hải Phòng), …
  • D. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ

Câu 4: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?

  • A. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
  • B. Vịnh, hang động đẹp
  • C. Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
  • D. Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Vùng biển nước ta có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
  • B. Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu
  • C. Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 30,87 triệu tấn
  • D. Năm 2019, vùng biển nước ta có khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn

Câu 6: Vì sao khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh?

  • A. Vì nước biển không quen với các kích thích ô nhiễm môi trường.
  • B. Vì môi trường biển không chia cắt được
  • C. Vì cấu trúc phân tầng vùng biển theo Luật biển quốc tế
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ô nhiễm môi trường biển đảo là:

  • A. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
  • B. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người, sinh vật
  • C. Sự tác động thái quá của con người lên bề mặt nước biển, làm cho phần nước biển bị đảo lộn về cấu trúc nguyên tử, gây ra sự ảnh hưởng trên toàn bộ biển.
  • D. Sự giảm sút các hoạt động bảo vệ môi trường trên biển, khiến cho nước biển ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh vật biển.

Câu 8: Từ tháng 5 đến tháng 9 ở vùng biển nước ta, loại gió nào chiếm ưu thế?

  • A. Gió mùa mùa đông
  • B. Tín phong
  • C. Gió mùa hướng đông nam
  • D. Gió bão

Câu 9: Chất lượng môi trường nước biển của nước ta có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của:

  • A. Các hoạt động quân sự và nghiên cứu khoa học trên biển và các đảo, đặc biệt là thử nghiệm bom nguyên tử, nghiên cứu sức chịu đựng của các sinh vật biển,…
  • B. Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt là các hoạt động phát triển cảng biển, nuôi trồng hải sản và phát triển du lịch biển, nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân,...
  • C. Các chính sách không tập trung của Nhà nước.
  • D. Cả A và B.

Câu 10: Suy thoái môi trường biển đảo là:

  • A. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
  • B. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người, sinh vật
  • C. Sự tác động thái quá của con người lên bề mặt nước biển, làm cho phần nước biển bị đảo lộn về cấu trúc nguyên tử, gây ra sự ảnh hưởng trên toàn bộ biển.
  • D. Sự giảm sút các hoạt động bảo vệ môi trường trên biển, khiến cho nước biển ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh vật biển

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, môi trường vùng biển nước ta

Câu 2 (4 điểm): Biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường biển đảo nước ta gồm những biện pháp nào?

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ô nhiễm môi trường biển đảo là:

  • A. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
  • B. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người, sinh vật
  • C. Sự tác động thái quá của con người lên bề mặt nước biển, làm cho phần nước biển bị đảo lộn về cấu trúc nguyên tử, gây ra sự ảnh hưởng trên toàn bộ biển.
  • D. Sự giảm sút các hoạt động bảo vệ môi trường trên biển, khiến cho nước biển ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh vật biển

Câu 2. Chất lượng môi trường nước biển của nước ta có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của:

  • A. Các hoạt động quân sự và nghiên cứu khoa học trên biển và các đảo, đặc biệt là thử nghiệm bom nguyên tử, nghiên cứu sức chịu đựng của các sinh vật biển,…
  • B. Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt là các hoạt động phát triển cảng biển, nuôi trồng hải sản và phát triển du lịch biển, nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân,...
  • C. Các chính sách không tập trung của Nhà nước.
  • D. Cả A và B.

Câu 3. Đâu không phải một giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo?

  • A. Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo
  • B. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo
  • C. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo
  • D. Bán các vùng biển bị ô nhiễm cho nước khác.

Câu 4. Sinh vật ở vùng biển Việt Nam:

  • A. Phong phú, có tính đa dạng sinh học cao
  • B. Phong phú, nhưng tính đa dạng sinh học không cao
  • C. Nghèo nàn nhưng tất cả đều là loài quý hiếm
  • D. Nghèo nàn, không có gì nổi trội

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình của vùng biển đảo Việt Nam

Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch nước ta

ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu không phải một yếu tố tự nhiên của môi trường biển?

  • A. Bờ biển
  • B. Đáy biển 
  • C. Rác biển 
  • D. Đa dạng sinh học biển

Câu 2. Đây là hình ảnh của khu du lịch nào?

 Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

  • A. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
  • B. Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng
  • C. Cát Bà (Hải Phòng)
  • D. Bãi biển Nha Trang (Khánh Hoà)

Câu 3. Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên:

  • A. Rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền
  • B. Khi chịu tác động của ô nhiễm môi trường, nó có thể tự làm sạch.
  • C. Dễ bị nước biển đánh chìm nếu có sóng thần.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển ven bờ ở nước ta như thế nào?

  • A. Không tốt vì có nhiều hoạt động gây ô nhiêm môi trường. Các chỉ số đều ở mức trung bình.
  • B. Rất xấu vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động quá mức của con người.
  • C. Khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
  • D. Rất tốt với các chỉ số đều ở mức tối đa

II. Tự luận

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật của vùng biển nước ta

Câu 2 (2 điểm): Trình bày một số biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra địa lí 8 CTST bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam, đề kiểm tra 15 phút địa lí 8 chân trời sáng tạo, đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 15

Bình luận

Giải bài tập những môn khác