Đề kiểm tra Sinh học 11 CTST bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các bộ phân tham gia cảm ứng ở thực vật là?

  • A. Rễ
  • B. Thân 
  • C. Lá
  • D. Cả A, B và C

Câu 2: Cảm ứng ở động vật...?

  • A. Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
  • B. Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  • C. Diễn ra chậm, khó nhận ra
  • D. Diễn ra chậm, dễ nhận ra

Câu 3: Hiện tượng cảm ứng “Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi” thuộc loại kích thích nào? 

  • A. Ánh sáng
  • B. Con người
  • C. Âm thanh
  • D. Giá đỡ

Câu 4: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng? 

  • A. Khi chạy nhảy thì toát mồ hôi. 
  • B. Thân cây bám vào giá thể. 
  • C. Rễ cây tìm nước có trong đất. 
  • D. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Sinh vật có những loại cảm ứng nào?

Câu 2: Làm thế nào mà cảm ứng ở vùng nhạy cảm của mũi lại giúp sinh vật sống sót và phát triển trong môi trường tự nhiên?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?

  • A. Các hoạt động cảm ứng
  • B. Các kích thích
  • C. Các điều kiện thích nghi
  • D. Các phản ứng chuỗi

Câu 2: Cảm ứng ở thực vật….?

  • A. Diễn ra lâu, khó nhận ra
  • B. Diễn ra lâu, dễ nhận ra
  • C. Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
  • D. Diễn ra nhanh, khó nhận ra

Câu 3: Biết rằng, hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Ý kiến thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, ý kiến thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy giải thích về tác nhân kích thích của hiện tượng này? 

  • A. Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Độ ẩm 
  • B. Ở cây xấu hổ: Tiếp xúc cơ học; Ở cây me: Nhiệt độ, ánh sáng
  • C. Ở cây xấu hổ: Nhiệt độ, ánh sáng; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học
  • D. Ở cây xấu hổ: Độ ẩm; Ở cây me: Tiếp xúc cơ học

Câu 4: Những “người thực vật” – tức là mất khả năng đáp ứng và nhận thức do rối loạn quá mức chức năng của các bán cầu não nhưng không rối loạn chức năng của gian não và thân não. Vậy những người như vậy còn phản xạ được không?

  • A. Có, nhưng chỉ phản xạ qua suy nghĩ
  • B. Không phản ứng được
  • C. Không thể kết luận 
  • D. Có, ví dụ như chớp mắt và phản ứng khác

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Làm thế nào cảm ứng giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống của mình?

Câu 2. Tại sao cảm ứng rung động và áp suất là quan trọng đối với các loài dưới nước như cá?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CTST bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 chân trời sáng tạo, đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 14

Bình luận

Giải bài tập những môn khác