Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 2 Các phép tính với số hữu tỉ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 2. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ HỮU TỈ

1. CỘNG, TRỪ HAI SỐ HỮU TỈ 

HĐKP1:

Thiết bị khảo sát ở độ cao so với mực nước biển là:

- ($\frac{43}{6}$+ 5,4) =-($\frac{43}{6}$+$\frac{27}{4}$)=-$\frac{377}{30}$

Vậy thiết bị khảo sát ở độ cao -$\frac{377}{30}$ so với mực nước biển.

Thực hành 1: 

a) 0,6 + $\frac{3}{-4}$ 

= $\frac{6}{10}$ - $\frac{3}{4}$

= $\frac{12}{20}$ - $\frac{15}{20}$= -$\frac{3}{20}$

b) -1$\frac{1}{3}$ - (-0,8) 

= -$\frac{4}{3}$ - $\frac{-4}{5}$ 

= -$\frac{20}{15}$ + $\frac{12}{15}$ = -$\frac{8}{15}$

Thực hành 2:

Nhiệt độ trong kho khi đó là:

-5,8 - $\frac{5}{2}$ = -$\frac{83}{10} ^{\circ}$C

Vậy nhiệt độ trong kho khi đó là -$\frac{83}{10} ^{\circ}$C.

2. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG SỐ HỮU TỈ 

HĐKP2:

a) Thực hiện phép tính từ trái sang phải:

M = $\frac{1}{2}$ + $\frac{2}{3}$ + (-$\frac{1}{2}$) + $\frac{1}{3}$

    = $\frac{3}{6}$ + $\frac{4}{6}$ + (-$\frac{3}{6}$) + $\frac{2}{6}$

    = $\frac{7}{6}$ + (-$\frac{3}{6}$) + $\frac{2}{6}$

    = $\frac{4}{6}$ + $\frac{2}{6}$

    = 1

b) Nhóm các số hạng thích hợp rồi thực hiện phép tính:

M = $\frac{1}{2}$ + $\frac{2}{3}$ + (-$\frac{1}{2}$) + $\frac{1}{3}$

    = [$\frac{1}{2}$ + (-$\frac{1}{2}$)] + [$\frac{2}{3}$ +  $\frac{1}{3}$]

    = 0 + 1

    = 1

Kết luận:

Phép cộng số hữu tỉ cũng có các tính chất như phép cộng số nguyên: giao hoán, kết hợp và cộng với số 0.

Thực hành 3:

B = $\frac{-3}{13}$+ $\frac{16}{23}$ + $\frac{-10}{13}$ + $\frac{5}{11}$ + $\frac{7}{23}$

   = [($\frac{-3}{13}$) + ($\frac{-10}{13}$)] + ($\frac{16}{23}$ + $\frac{7}{23}$)

   = -1 + 1

   = 0

Vận dụng 1:

Tính lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó là:

+32 + (-18,5) + (-5$\frac{4}{5}$) + 18,3 + (-12) + (-$\frac{39}{4}$) = $\frac{17}{4}$ (tấn)

Vậy lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó là: $\frac{17}{4}$ tấn. 

3. NHÂN HAI SỐ HỮU TỈ

HĐKP3:

Nhiệt độ ở Sa Pa buổi chiều hôm đó là:

$\frac{2}{3}$ . (-1,8) = -1,2$^{\circ}$C

Vậy nhiệt độ ở Sa Pa buổi chiều hôm đó là: -1,2 độ C.

Kết luận

Cho x, y là hai số hữu tỉ: x=$\frac{a}{b}$  y =$\frac{c}{d}$, ta có:

x.y=$\frac{a}{b}. \frac{c}{d}$=$\frac{a,c}{b.d}$

Thực hành 4:

a) (-3,5) . $\frac{13}{5}$

= -$\frac{7}{2}$ . $\frac{8}{5}$ 

= $\frac{-56}{10}$ = $\frac{-28}{5}$

b) $\frac{-5}{9}$ . -2$\frac{1}{2}$

= $\frac{-5}{9}$ .$\frac{-5}{2}$ 

= $\frac{25}{18}$

4. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN SỐ HỮU TỈ

HĐKP4:

a) Thực hiện tính nhân rồi cộng hai kết quả.

M = $\frac{1}{7}$ . $\frac{-5}{8}$ + $\frac{1}{7}$. $\frac{-11}{8}$

     = ($\frac{-5}{56}$) + ($\frac{-11}{56}$)

     =  $\frac{-16}{56}$=$\frac{-2}{7}$

b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

M = $\frac{1}{7}$ . $\frac{-5}{8}$+ $\frac{1}{7}$. $\frac{-11}{8}$ 

     = $\frac{1}{7}$. ($\frac{-5}{8}$ +$\frac{-11}{8}$) 

     =     $\frac{1}{7}$. $\frac{-16}{8}$

     =  $\frac{-16}{56}$=$\frac{-2}{7}$ 

Kết luận:

Phép nhân số hữu tỉ có các tính chất như phép nhân số nguyên: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Thực hành 5. Tính 

a) A = $\frac{5}{11}$ . $\frac{-3}{23}$ . $\frac{11}{5}$. (-4,6)

       =  ( $\frac{5}{11}$ . $\frac{11}{5}$) . ($\frac{-3}{23}$) . $\frac{-23}{5}$

       = 1 . $\frac{3}{5}$ 

       = $\frac{3}{5}$ 

b) B = $\frac{-7}{9}$ . $\frac{13}{25}$ - $\frac{13}{25}$. $\frac{2}{9}$

       = $\frac{13}{25}$ . ($\frac{-7}{9}$ - $\frac{2}{9}$)

       = $\frac{13}{25}$ . (-1)

       =  -$\frac{13}{25}$

Vận dụng 2.

Chiều cao của tòa nhà so với mặt đất là:

2,7 + 2,7 . $\frac{4}{3}$ = 6,3 m

Vậy chiều cao của tòa nhà so với mặt đất là 6,3 m.

5. CHIA HAI SỐ HỮU TỈ

HĐKP5:

Số xe máy cửa hàng đã bán trong tháng 8 là: 

324: $\frac{3}{2}$ = 216 (xe máy)

Vậy số xe máy cửa hàng bán được trong tháng 8 là 216 xe máy.

Kết luận:

Cho x, y là hai số hữu tỉ: x=$\frac{a}{b}$  y =$\frac{c}{d}$  (y≠0), ta có: x:y =$\frac{a}{b}$:$\frac{c}{d}$ =$\frac{a}{b}$.$\frac{d}{c}$=$\frac{a.d}{b.c}$

Thực hành 6. Tính 

a) $\frac{14}{15}$: (-$\frac{7}{5}$

=$\frac{14}{15}$: (-$\frac{7}{5}$)

= $\frac{14}{15}$ . (-$\frac{5}{7}$)

=$\frac{-2}{3}$

b) (-2$\frac{2}{5}$): (-0,32).

= (-$\frac{12}{5}$): (-$\frac{8}{25}$)

= (-$\frac{12}{5}$): (-$\frac{8}{25}$)

= (-$\frac{12}{5}$) . (-$\frac{25}{8}$)

= ($\frac{15}{2}$)

Chú ý: 

Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y≠0) gọi là tỉ số của hai số x và y, kí hiệu là $\frac{x}{y}$ hay x: y.

Thực hành 7. 

Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng đó là:

$\frac{27}{5}$: $\frac{15}{4}$ = $\frac{36}{25}$

Vậy tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng đó là $\frac{36}{25}$.

Vận dụng 3.

Số gạo còn lại trong kho là:

45 - $\frac{1}{3}$. 45- 7$\frac{2}{5}$ + 8 = 30,6 (tấn)

Vậy số gạo còn lại trong kho là 30,6 tấn.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 CTST bài 2 Các phép tính với số hữu tỉ, kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 2 Các phép tính với số hữu tỉ, Ôn tập toán 7 chân trời bài 2 Các phép tính với số hữu tỉ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác