Tóm tắt kiến thức công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. Vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Cung cấp thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thực phẩm, giày da...

- Cung cấp các tế bào, mô, cơ quan để phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Cung cấp phân bón trồng trọt, chăn nuôi thủy sản.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

- Phụ vụ tham quan du lịch, cung cấp sức kéo...

- Các sản phẩm chăn nuôi được dùng làm thực phẩm (thịt, trứng, sữa,...).

- Sản phẩm chăn nuôi được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: 

  • Thịt: sản xuất thịt hộp, giò, chả, xúc xích...;
  • Sữa: sản xuất sữa bột, sữa tươi, bánh kẹo, phô mai, sữa chua....;
  • Da: sản xuất quần áo, giày dép, túi, ví...
  • Lông: sản xuất quần áo, khăn...

2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

- Khái niệm: Công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng những công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi.

- Thành tựu nổi bật của ngành chăn nuôi nhờ ứng dụng công nghệ cao:

  • Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.
  • Công tác giống
  • Bảo vệ môi trường.

3. Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Phát triển theo hướng ứng dụng đồng bộ công nghệ cao và tự động hóa trong các trang trại chăn nuôi hiện đại.

- Hướng tới chăn nuôi thông minh (sử dụng IoT, AI, Robot…)

- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gene và công nghệ tế bào phát triển mạnh mẽ.

- Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và công nghệ protein

- Hướng tới chăn nuôi theo chuỗi giá trị giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết thị trường, ôn định đầu ra và truy xuất nguồn gốc.

- Số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành chăn nuôi ngày càng tăng, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực của ngành chăn nuôi ngày càng cao.

4. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

- Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi:

+ Các nghề nuôi các đối tượng vật nuôi khác nhau (nuôi gà, nuôi vịt, nuôi lợn, nuôi ong…)

+ Các nghề dịch vụ đầu vào chăn nuôi (kinh doanh con giống, thức ăn chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi…)

+ Nghề dịch vụ kĩ thuật chăn nuôi (kĩ sư chăn nuôi).

+ Nghề thú y

+ Nghề dịch vụ đầu ra chăn nuôi (mua bán, giết mổ vật nuôi…)

- Kết luận: Yêu cầu cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi:

+ Có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và kinh tế.

+ Có khả năng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất.

+ Chăm chỉ, cần cù, chịu khó

+ Yêu quý và có sở thích chăm sóc động vật.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kiến thức trọng tâm công nghệ chăn nuôi cánh diều bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nội dung chính bài Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bình luận

Giải bài tập những môn khác