Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 16 Nhật Bản

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16 Nhật Bản - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc
  • Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa
  • Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa
  • Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp

Câu 2: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là?

  • Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây
  • Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh
  • Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận
  • Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng

Câu 3: Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì?

  • Đã xóa bỏ chế độ nông nô
  • Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền
  • Chưa triệt để thủ tiêu lực lượng phong kiến
  • Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 4: Cuộc Duy Tân của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản vì?

  • Đã xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến
  • Xóa bỏ chế độ nông nô
  • Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
  • Do giai cấp vô sản lãnh đạo

Câu 5: Cuộc Duy tân Minh Trị có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế, xã hội Nhật?

  • Chính sách giáo dục bắt buộc được thi hành
  • Chế độ nông nô bị xóa bỏ
  • Quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền
  • Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 6: Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là?

  • Kô-mây
  • Mít-xu-bi-si
  • Su-mi-tô-mô
  • Mút-sô-hi-tô

Câu 7: Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị về chính trị ?

  • Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
  • Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
  • Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị về quân sự là ?

  • Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
  • Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....
  • Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Giáo dục thời Duy tân Minh Trị  có gì nổi bật?

  • Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
  • Chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy
  • Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị là?

  • Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây
  • Giúp Nhật Bản phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, có vị thế bình đẳng với các nước Âu - Mỹ.
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đứng đầu thế giới ngành công nghiệp nặng

Câu 11:  Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị là?

  • Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền
  • Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
  • Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

  • Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu
  • Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 13: Ý nào không đúng khi nói về, đường lối ngoại giao của Nhật vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược, bành trướng
  • Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng
  • Tìm mọi cách xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng
  • Thông qua viện trợ để chi phối nền chính trị các nước

Câu 14: Ý nào sau đây không phải biểu hiện của việc Nhật Bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

  • Đẩy mạnh công nghiệp hóa
  • Tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng
  • Nhiều công ty độc quyền xuất hiện và giữ vai trò to lớn
  • Xoá bỏ chế độ nông nô

Câu 15: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là?

  • Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á
  • Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á
  • Sau cải cách nền chính trị - xã hội Nhật ổn định
  • Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản

Câu 16: Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây vì?

  • Nhật có chính sách ngoại giao tốt
  • Chính quyền phong kiến Nhật mạnh
  • Nhật tiến hành cải cách tiến bộ
  • Nhật có nền kinh tế phát triển

Câu 17: Chính sách nào sau đây không thể hiện sự tiến bộ tích cực của những cải cách về chính trị, xã hội trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX)?

  • Chế độ nông nô được bãi bỏ
  • Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
  • Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên cầm quyền
  • Cử những học sinh ưu tú đi học ở phương Tây

Câu 18: Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ nhờ?

  • Nhật thu lợi từ việc buôn bán vũ khí chiến tranh cho các nước trên thế giới
  • Nhật Bản tiến hành những cải cách toàn diện
  • Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Việt Nam và Trung Quốc
  • Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triểu Tiên và Trung Quốc

Câu 19: Năm 1914, vùng đất nào của Trung Quốc trở thành thuộc địa của Nhật?

  • Sơn Đông
  • Vân Nam
  • Châu thổ sông Dương Tử
  • Quảng Đông, Quảng Châu

Câu 20: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở?

  • Trung Quốc
  • Triều Tiên
  • Đông Nam Á
  • Việt Nam

Câu 21: Bước sang thế kỉ XX, về đối ngoại, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách?

  • Xâm lược và bành trướng
  • Công nghiệp hóa
  • Đưa người giỏi sang học ở phương Tây
  • Xoá bỏ chế độ nông nô

Câu 22: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thành một nước?

  • Tư bản công nghiệp
  • Phong kiến nửa thuộc địa
  • Thuộc địa nửa phong kiến
  • Quân chủ chuyên chế

Câu 23: Trong cải cách giáo dục, nội dung được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản là?

  • Giáo lý của các tôn giáo
  • Pháp luật
  • Quan điểm của Nho giáo
  • khoa học và kỹ thuật

Câu 24: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực nào?

  • Kinh tế, chính trị, văn hóa
  • Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự
  • Kinh tế, chính trị, xã hội
  • Văn hóa, giáo dục, quân sự

Câu 25: Nước Nhật có những biểu hiện nào của chủ nghĩa đế quốc khi trở nên cường thịnh nhở cải cách?

  • Ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị
  • Nhật Bản đẩy mạnh chính sách bành trướng và xâm lược thuộc địa
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác