Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 7 Đọc Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 7 Đọc Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tục ngữ là :

  • A. tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • D. thành ngữ và tục  là một.

Câu 2: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?

  • A. dài dòng, khó hiểu.
  • B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
  • C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
  • D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.

Câu 3: Những chủ đề thể hiện trong những câu tục ngữ bao gồm:

  • A. vẻ dẹp trong văn hóa con người Việt.
  • B. tục ngữ đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
  • C. vẻ đẹp thiên nhiên.
  • D. những lời ca cổ.

Câu 4: Thể loại của văn bản là gì?

  • A. Tục ngữ
  • B. Ca dao
  • C. Thơ
  • D. Kí

Câu 5: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận

Câu 7: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 8: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?

  • A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
  • B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
  • C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 9: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối”?

  • A. Trên một tấc đất, ta có thể kiếm được một tấc vàng.
  • B. Tấc đất được làm bằng vàng.
  • C. Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.
  • D. Người dân gian xây dựng câu này quá ngắn nên không rõ ý.

Câu 10: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”?

  • A. Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.
  • B. Câu tục ngữ giúp chúng ta dự báo thời tiết: vào đêm , trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. Đó là kinh nghiệm dùng để dự báo thời tiết của ông cha ta ngày xưa.
  • C. Đây chính là kinh nghiệm dự báo thời tiết của cha ông ta xưa. Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.
  • D. Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

Câu 11: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”?

  • A. Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.
  • B. Câu tục ngữ giúp chúng ta dự báo thời tiết: vào đêm , trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. Đó là kinh nghiệm dùng để dự báo thời tiết của ông cha ta ngày xưa.
  • C. Đây chính là kinh nghiệm dự báo thời tiết của cha ông ta xưa. Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.
  • D. Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

Câu 12: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Tháng giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân”?

  • A. Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.
  • B. Câu tục ngữ giúp chúng ta dự báo thời tiết: vào đêm , trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. Đó là kinh nghiệm dùng để dự báo thời tiết của ông cha ta ngày xưa.
  • C. Đây chính là kinh nghiệm dự báo thời tiết của cha ông ta xưa. Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.
  • D. Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

Câu 13: Ý nghĩa của câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối" là gì?

  • A. Tính toán gieo trồng các giống cây, con cho phù hợp với thời vụ.
  • B. Giúp con người chủ động sử dụng thời gian để sắp xếp, tính toán công việc trong những mùa khác nhau trong năm.
  • C. Chủ động đối phó với những thiên tai trong các mùa khác nhau trong năm.
  • D. Nhắc nhở con người phải biết quý trọng thời gian.

Câu 14: Câu tục ngữ: "Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt" diễn tả điều gì?

  • A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to.
  • B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt.
  • C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt.
  • D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra.

Câu 15: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
  • B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.
  • C. Là bài học dân gian về khí tượng, giúp nhân dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 16: Câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" chỉ điều gì?

  • A. Thứ nhất làm ruộng, thứ nhì làm vườn, thứ ba đào ao (nuôi cá).
  • B. Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
  • C. Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm ruộng, thứ ba làm vườn.
  • D. Thứ nhất làm ruộng, thứ nhì đào ao (nuôi cá), thứ ba làm vườn.

Câu 17: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

  • A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tấc đất tấc vàng.
  • C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu 18: Các câu tục ngữ có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ngắn gọn, có vần và nhịp điệu
  • B. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
  • C. Là những kinh nghiệm trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

  • A. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc.
  • B. Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Chuyện sử dụng ngôi thứ nhất. 
  • B. Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
  • C. Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác