Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 10 Ôn tập học kì 2 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 10 Ôn tập học kì 2 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Biện pháp tu từ so sánh là gì? 

  • A. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • B. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 
  • C. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. 
  • D. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.

Câu 2: Thành ngữ là gì?

  • A. là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.
  • B. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • C. là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học. 
  • D. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Câu 3: Tục ngữ là gì?

  • A. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • B.  là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • C. là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.
  • D. là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học. 

Câu 4: Trạng ngữ là gì?

  • A. Là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. 
  • B. Là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc. 
  • C. Là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. 
  • D. Kể về các câu chuyện có chưa các nhân vật dân gian hư cấu.

Câu 5: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,..." là gì?

  • A. Miêu tả hình dáng con kì nhông.
  • B. Giới thiệu màu sắc con ì nhông.
  • C. cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của con lì nhông.
  • D. Miêu tả khái quát.

Câu 6: Chủ ngữ là gì?

  • A. là thành phần phụ ở trong câu, thường chỉ địa điểm, thời gian, nơi chốn,…
  • B. là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc.
  • C. là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. 
  • D. là bộ phận phụ không cần thiết có trong câu.

Câu 7: Đặc điểm hình thức của văn bản thuộc thể loại tục ngữ là gì?

  • A. Sáng tác ngôn từ dân gian
  • B. Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 8: Biện pháp tu từ là gì? 

  • A.  là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. 
  • B. là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó. 
  • C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

Câu 9: Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai bao gồm:

  • A. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
  • B. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).
  • C. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
  • D. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 10: Ý nào dưới đây là đặc điểm nội dung của truyện ngụ ngôn?

  • A. Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
  • B. Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống
  • C. Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.
  • D. Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),...

Câu 11: Ý nào dưới đây là đặc điểm nội dung của tục ngữ?

  • A. Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
  • B. Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống
  • C. Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.
  • D. Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),...

Câu 12: Công dụng của dấu chấm là gì?

  • A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
  • B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
  • C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
  • D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.

Câu 13: Các lỗi thường gặp về dấu câu là những lỗi nào?

  • A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • C. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • D. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
  • E. Tất cả các lỗi trên 

Câu 14: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: "Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào."

  • A. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • C. Biện pháp tu từ liệt kê
  • D.  Biện pháp tương phản 

Câu 15: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời.

  • A. Biện pháp tu từ hoán dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. Biện pháp tu từ so sánh

Câu 16: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Bán anh em xa mua láng giềng gần

  • A. Biện pháp tu từ hoán dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. D.Biện pháp tu từ liệt kê 

Câu 17:  Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.

  • A. cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
  • B. lương bổng của quan lại
  • C. của trời hay các đấng thiêng liêng ban cho, theo quan niệm xưa
  • D. chồi lá non cây trổ 

Câu 18: Biện pháp tu từ nói quá là gì?

  • A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 
  • B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
  • D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. 

Câu 19: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết
  • B. Tri thức
  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 20: Biện pháp tu từ nhân hoá là gì? 

  • A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 
  • B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
  • D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác