Đề số 1: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 3 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở Indonesia, sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ thì:

  • A. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra
  • B. Người dân nơi đây được hưởng chế độ của người Hà Lan bản địa.
  • C. Đất nước trở nên hoang tàn, không còn sức sống.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Các cuộc khởi nghĩa của Lapulapu, Novalet là ở nước nào?

  • A. Indonesia
  • B. Lào
  • C. Campuchia
  • D. Philippines

Câu 3: Trong các thế kỉ XVI – XIX, đâu không phải một thủ đoạn/cách thức để thực dân phương Tây từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

  • A. Ngoại giao, buôn bán
  • B. Truyền giáo
  • C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước
  • D. Hỗ trợ tiền tài, vật lực để đưa các nước trở nên giàu có, văn minh

Câu 4: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?

  • A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.
  • B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
  • C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
  • D. Cả B và C.

Câu 5: Chính quyền thực dân làm gì để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa?

  • A. Tiến hành phát xít hoá chính quyền thuộc địa, bắt phải phục tùng vô điều kiện.
  • B. Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau
  • C. Tước khí giới, ra lệnh giới nghiêm trên khắp lãnh thổ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Du nhập của văn hoá phương Tây đã có tác động gì với nước Đông Nam Á?

  • A. Làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước
  • B. Giúp cho truyền thống văn hoá bản địa được truyền bá đi nhiều nước.
  • C. Làm biến đổi thể chế chính trị, khiến cho văn hoá truyền thống bị mai một
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Á nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng vẫn:

  • A. Chìm đắm dưới chế độ phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
  • B. Không có bất cứ một sự phát triển về kinh tế, xã hội nào.
  • C. Đặt công nghiệp làm trọng tâm phát triển.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã:

  • A. Thiết lập được các chính sách pháp luật hiện đại.
  • B. Căn bản hoàn thành cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp
  • C. Quá độ lên chế độ xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị chuyển sang tư bản chủ nghĩa
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Vì sao Đông Nam Á sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

  • A. Do Đông Nam Á có nhiều người tài.
  • B. Do các nước nơi đây đang có tham vọng làm bá chủ thế giới nên các nước phương Tây muốn kìm hãm sức mạnh.
  • C. Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Indonesia từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX có kết quả như thế nào?

  • A. Đều thắng lợi
  • B. Đều thất bại
  • C. Đều làm nhân dân thêm nản chí
  • D. Đều phá vỡ những nguyên tắc của chiến tranh
 


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

C

B

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác