Đề số 5: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 5 Cuộc xung đột Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

ĐỀ SỐ 5 - TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  • A. Có sự phát triển vượt bậc
  • B. Dần suy thoái 
  • C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  • D. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

Câu 2: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  • A. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái
  • B. Đem quân đi tạo phản
  • C. Mua chuộc các phe phái
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Khi nhà Mạc được thành lập thì một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê đã:

  • A. Chuyển sang trung thành với triều Mạc.
  • B. Ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.
  • C. Bị Mạc Đăng Dung giết sạch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nguyễn Kim khi còn ở triều Lê là:

  • A. Một quan văn
  • B. Một quan võ
  • C. Một Hầu tước
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về Trịnh Kiểm?

  • A. Là người có tài thao lược và có sức khoẻ hơn người
  • B. Từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc
  • C. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã nói gì về Mạc Đăng Dung?

  • A. Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.
  • B. Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo.
  • C. Mạc Đăng Dung học rộng, tài cao, chí khí ngút trời.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

  • A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
  • B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
  • C. Thay vua Lê nhiếp chính
  • D. Về quê quy ẩn

Câu 8: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  • A. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  • B. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  • C. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  • A. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
  • B. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
  • C. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  • D. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

Câu 10: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  • A. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
  • B. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
  • C. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
  • D. Tất cả các đáp án trên.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

D

A

GIẢI CHI TIẾT

Câu 9: * Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: 

- Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn đã dẫn tới tình trạng chia cắt đất nước, hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài (vua chỉ là bù nhìn, quyền hành thuộc về phủ chúa), còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản.

Đáp án cần chọn là: A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác