Câu hỏi tự luận Công dân 8 cánh diều bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết các nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 

Câu 2. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, liên quan đến các chất độc hại. 

Câu 3. Em hãy nêu tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội? 

Câu 4. Nêu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.  

Câu 2: Em đồng tình với hành động nào sau đây: 

  1. Khi phát hiện tại con mương ở đầu xóm có xuất hiện một vật thể lạ, H cùng các bạn kéo nhau ra xem thực hư thế nào. 
  2. Gần đến Tết, ông K nhập được một lô pháo lậu về để bán kiếm thêm thu nhập. 
  3. Nhà trồng rau bán, bà T ý thức được sự độc hại của thuốc bảo vệ thực vật nên chỉ phun có định kì để sâu bệnh không hại rau và ngưng sử dụng một khoảng thời gian trước khi hái bán. 

Câu 3: Theo em, khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy tại nơi mình đang sinh sống em sẽ xử lí như thế nào?

Câu 4: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào?

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em đang trên đường đi học về thì phát hiện một nhóm bạn nhỏ xúm lại vây quanh một vật thể lạ. Em sẽ làm gì để giải thích với nhóm bạn về sự nguy hiểm của việc chơi chung với các vật thể lạ?   

Câu 2. Nhà H ở cạnh đường biên giới, dạo gần đây H phát hiện có một nhóm đối tượng lợi dụng địa hình để thực hiện các hành vi buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, vào tiêu thụ tại thị trường của Việt Nam. Em nên làm gì khi phát hiện hành vi phạm tội của nhóm người trên?

Câu 3: Trong một lần đứng đợi mua dầu hỏa cho bố ở cửa hàng xăng dầu, em trông thấy một chú vừa đứng chờ vừa hút thuốc lá. Em nên làm gì trong tình huống đó.   

Câu 4: Cuối tuần, đoàn thanh niên xã tổ chứ hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ cho phép tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý. 

Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào? 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Bà M là một thành viên trong Hợp tác xã Nông nghiệp sạch, các hoạt động nuôi trồng trong Hợp tác xã đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong một lần về quê thăm bà con, bà M chứng kiến cảnh nông dân phun tưới số lượng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho cay trồng, vứt bừa bãi các vỏ chai, lọ ở bờ mương. Theo em, để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch tới bà con nơi đây, bà M có thể làm gì?

Câu 2: Em hãy nêu một vài tác hại của tai nạn cháy nổ trong đời sống của chúng ta hiện nay. Em hãy nêu một ví dụ về thiệt hại mà cháy nổ gây ra.  

Câu 3: Anh K phát hiện ra phía chân núi có một quả bom tàn dư lại sau chiến tranh, anh K nghĩ nếu lấy được phần vỏ kim loại đó để bán sắt vụn thì kiếm được một khoản tiền. Nhưng một mình anh K không thể tự dịch chuyển hay cưa quả bom đó, anh K liền rủ anh T là hàng xóm cùng đến cưa và chia đôi số tiền kiếm được. Thấy anh T lo ngại về việc quả bom có thể sẽ phát nổ trong quá trình hai anh đang làm, anh K chấn an “nếu nó nổ được đã nổ từ khi có chiến tranh rồi kìa”. Theo em anh T nên làm gì để giữ an toàn cho bản thân và anh K?

Câu 4: Anh B là một nhân viên của cửa hàng bán đồ ăn vặt gần cổng trường học, tình hình buôn bán của quán khá tốt do có các món ăn phù hợp với khẩu vị của đa số học sinh. Hôm nay anh B đi làm sớm hơn thường ngày, khi bước vào trong kho hàng của quán thì vô tình  thấy được bà D là chủ quán đang lọc lại những chai dầu rán đã qua sử dụng có màu hơi ngả sang màu đen. Anh B có nói với bà chủ việc dùng dầu qua sử dụng nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng, nhưng bà D không nghe và cho rằng nếu không tận dụng lại các sản phẩm còn giá trị sử dụng thì quán sẽ không thu được nhiều lợi nhuận. Theo em, anh B nên làm gì?

Câu 5: Bà A có chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm, bà sắp xếp tất cả các món đồ đã chuẩn bị để thắp hương, bà A châm một nén nhang rồi cắm vào bát hương có nhiều chân hương đã tàn. Sau khi vừa khấn xong thì bà B có sang nhà rủ bà A đi lên chùa cúng cầu may. Bà A vội vàng chuẩn bị để cùng bà B lên chùa, để mặc cho nén nhang vẫn còn đang bén trên ban thờ. Theo em, việc làm của bà A có thể dẫn đến điều gì?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, Bài tập tự luận Công dân bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại cánh diều ôn tập tự luận, Tự luận Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác