Đề thi giữa kì 1 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KNTT ĐỀ 2

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
A. Cạnh tranh tự do
B. Cạnh tranh lành mạnh
C. Cạnh tranh không lành mạnh
D. Cạnh tranh không trung thực
Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh
Câu 3: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
D. Thị trường chị phối cung cầu.
Câu 4: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ
A. giảm xuống.
B. tăng lên.
C. ổn định.
D. không tăng.
Câu 5: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình
C. Gây ảnh hưởng trong xã hội
D. Phuc vụ lợi ích xã hội
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước
B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành
D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
Câu 7: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất
B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất
D. Tái cơ cấu sản xuất
Câu 8: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 9: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với xã hội?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 10: Nhà nước sử dụng giải pháp nào dưới đây khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao?
A. Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp
Câu 11: Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi
A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
B. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
C. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% ≤ CPI < 1000%).
D. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000%  ≤ CPI).
Câu 12: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 13: Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp, ngoại trừ nguyên nhân
A. sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
B. người lao động tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
C. nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
D. cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 14: Đâu là những yếu tố cấu thành thị trường lao động?
A. cung, cầu và giá cả sức lao động
B. hoạt động đối ngoại và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
C. quyền tự do mua, bán sức lao động
D. hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.
Câu 15: Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là
A. gia tăng tuyển dụng các ngành/ nghề lao động giản đơn.
B. xu hướng lao động “phi chính thức" sụt giảm mạnh mẽ.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 16: Thị trường lao động là gì?
A. Thị trường lao động là một phần trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
B. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động đối ngoại, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
C. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động và không đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
D. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?
A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
B. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 18: Lao động là gì?
A. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
B. Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
C. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
D. Không có ý nào đúng
Câu 19: Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của:
A. sản xuất hàng hoá.
B. cạnh tranh.
C. lưu thông hàng hoá.
D. thị trường.
Câu 20: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm    
B. Tăng
C. Tăng mạnh    
D. ổn định
Câu 21: Trong năm 2009 CPI là 124, trong năm 2010 là 130,7. Tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ này là:
A.   5,1%
B.    5,4 %
C.    6,7%
D.   30,7%
Câu 22: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp.Anh M sau thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh nay đang làm hồ sơ xin việc và vẫn chưa tìm được việc làm.
A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp tự nguyện.
D. Thất nghiệp không tự nguyện.
Câu 23. Chị  B là cán bộ dân số, khi đến một gia đình tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đã bi anh C phản đối nhưng chị vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục để họ hiểu và cộng tác, thấy vậy vợ anh C là chị X đã mời chị B ra khỏi nhà và cho rằng đó là việc không cần thiết, mặc dù đã được chị H hàng xóm can ngăn nhưng chị C vẫn không nghe. Chủ thể nào sau đây là người thực hiện chưa tốt chính sách dân số?
A. Chị B và chị H.                
B. Anh C và chị X.               
C. Chị B và chị H.                
D. Chị H và chị X.
Câu 24. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái
A. thiếu hụt lực lượng lao động.
B. dư thừa lực lượng lao động.
C. chênh lệch cung - cầu lao động.
D. cân bằng cung - cầu lao động.
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CBAAABBA
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DACBBACD
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
DABABDBD
  •  B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:
- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định. - Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.
- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định. - Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.
- Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung – cầu có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế: - Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung – cầu có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế:
+ Thứ nhất, quan hệ cung – cầu là tác nhân trực tiếp khiến tác giả cả thường xuyên biến động trên thị trường: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung vằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp. + Thứ nhất, quan hệ cung – cầu là tác nhân trực tiếp khiến tác giả cả thường xuyên biến động trên thị trường: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung vằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp.
+ Thứ hai, hiện trạng quan hệ cung – cầu là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất. + Thứ hai, hiện trạng quan hệ cung – cầu là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.
+ Thứ ba, hiện trạng quan hệ cung – cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp: nên mua hàng hóa, dịch vụ khi: cung lớn hơn cầu, giá giảm; không nên mua hàng hóa, dịch vụ khi: cung nhỏ hơn cầu, giá tăng. + Thứ ba, hiện trạng quan hệ cung – cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp: nên mua hàng hóa, dịch vụ khi: cung lớn hơn cầu, giá giảm; không nên mua hàng hóa, dịch vụ khi: cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.
+ Thứ tư, giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung – cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường. + Thứ tư, giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung – cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường.
Câu 2:

a. Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội:

- Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giá cả các hàng hóa không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trưc nhiều hàng hóa, tạo thêm sự khan hiếm, đầy giá cả hàng hóa tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường. - Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giá cả các hàng hóa không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trưc nhiều hàng hóa, tạo thêm sự khan hiếm, đầy giá cả hàng hóa tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.

- Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,.. - Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,..

b.

- Doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích: - Doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích:

+ Giới thiệu tới người lao động những thông tin về doanh nghiệp mình; + Giới thiệu tới người lao động những thông tin về doanh nghiệp mình;

+ Cung cấp thông tin về nhu cầu, mức lương tuyển dụng, từ đó mong muốn tuyển được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc. + Cung cấp thông tin về nhu cầu, mức lương tuyển dụng, từ đó mong muốn tuyển được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Người lao động tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích: - Người lao động tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích:

+ Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. + Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.

+ Tìm kiếm công việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân. + Tìm kiếm công việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối, đề thi giữa kì 1 KTPL 11 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác