Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 giữa kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Nguyên nhân nào trực tiếp làm bùng nổ Cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII?

  • A. Vua Anh triệu tập Quốc hội để tăng thuế
  • B. Vua Anh yêu cầu giải tán Quốc hội
  • C. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội
  • D. Vua Anh đã chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

Câu 2. Lực lượng lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là:

  • A. giai cấp tư sản
  • B. tầng lớp quý tộc mới
  • C. liên minh giữa quý tộc mới và tư sản
  • D. liên minh giữa giai cấp tư sản và nông dân

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX để lại hệ quả gì với xã hội:

  • A. giải phóng sức lao động của nông dân ở nông thôn
  • B. hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp
  • C. thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong công nghiệp
  • D. góp phần bổ sung lực lượng lao động cho các thành thị.

Câu 4. Sự vươn lên của nước Anh trong những năm cuối thế kỉ XVIII đã để lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm gì trong việc nắm bắt cuộc cách mạng 4.0 hiện nay?

  • A. phải có đội ngũ người lao động lành nghề.
  • B. phải có nguồn tích lũy tư bản lớn
  • C. chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật
  • D. phải có một thể chế chính trị phù hợp để phát triển.

Câu 5. Đầu thế kỉ XIX, Mã Lai (Ma-lai-xi-a) bị xâm chiếm bởi thực dân:

  • A. thực dân Anh
  • B. thực dân Hà Lan
  • C. thực dân Tây Ban Nha
  • D. thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 6. Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, vì bị bắt đi lính, đi phu và nhiều gia đình phải li tán. Đó là:

  • A. hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
  • B. hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều
  • C. nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài
  • D. hệ quả xung đột của Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

Câu 7. Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh Hoàng Sa và đội Bắc Hải trong suốt thế kỉ XVII – XVIII đã khẳng định:

  • A. cơ sở pháp lí về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
  • B. quá trình khai thác của người Việt đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
  • C. quá trình bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
  • D. quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 8. Nghệ thuật quân sự của quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788 – 1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

  • A. lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt
  • B. chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc
  • C. rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công
  • D. phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Trình bày tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á dưới thống trị của thực dân phương Tây.

Câu 2 (0,5 điểm) Hãy trình bày và giải thích tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

Câu 3 (1,5 điểm) Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII. Nêu nhận xét về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

B

C

A

B

D

A

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

- Về chính trị: Chính quyền và tầng lớp trên đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

- Về kinh tế:

+ Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng.

+ mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.

+ Thực hiện cướp ruộng đất để lập đồn điền.

Về văn hóa:

+ Du nhập văn hóa phương Tây

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm làm đồng hóa và ngu dân để dễ cai trị.

Về xã hội: Bị phân hóa, các giai cấp và tầng lớp mới ra đời, số lượng ngày càng tăng như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 2:

- Tính chất: là cuộc cách mạng không triệt để.

- Giải thích:

+ Không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến. Do sự nhượng bộ của quý tộc mới và tư sản đã dẫn đến thành lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 3:

* Những nét chính:

+ Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Vua Lê chỉ còn là “cái bóng mờ” trong cung cấm. Phủ chúa giữ mọi quyền hành.

+ Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Hạn hán, lũ lụt dẫn đến mất mùa liên tục. Nông dân bỏ làng mạc đi phiêu tán khắp nơi ngàng càng đông.

+ Thủ công, thương nghiệp ngày càng sa sút, điêu tàn.

+ Cuộc sống khó khăn về mọi mặt thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống chính quyền phong kiến.

* Nhận xét:

+ Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài diễn ra liên tục, mạnh mẽ, cả miền xuôi lẫn miền ngược.

+ Các cuộc khởi nghĩa đều được quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ rất tích cực, gây khó khăn cho chính quyền Lê – Trịnh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 cánh diều Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 CD, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 1 cánh diều Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác