Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 CTST: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 giữa kì 1 Tin học 8 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TIN HỌC 8 

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đây là máy tính điện tử thế hệ thứ mấy?

Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 CTST: Đề tham khảo số 5

A. Thứ hai.

B. Thứ ba.

C. Thứ tư.

D. Thứ năm.

Câu 2. Máy tính thế hệ thứ tư xuất hiện trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1955 – 1965.
  • B. 1965 – 1974.
  • C. 1974 – 1989.
  • D. 1945 – 1955.

Câu 3. Máy tính được phát triển từ những năm 1990 đến nay có tốc độ xử lí phép tính như thế nào?

  • A. Hàng tỉ.
  • B. Hàng triệu tỉ.
  • C. Hàng triệu.
  • D. Hàng nghìn.

Câu 4. Máy tính nào dưới đây không có bộ nhớ?

  • A. Máy Turing.
  • B. Máy phân tích.
  • C. Máy tính Pascaline.
  • D. Máy tính Z2.

Câu 5. Đối tượng người dùng của máy vi tính là:

  • A. cá nhân.
  • B. doanh nghiệp.
  • C. rô-bốt.
  • D. máy móc, thiết bị điện tử trong gia đình.

Câu 6. Dung lượng bộ nhớ của máy tính thế hệ thứ ba là:

  • A. Hàng KB.
  • B. Hàng MB.
  • C. Hàng GB.
  • D. Hàng TB.

Câu 7. Đâu không phải là hoạt động con người thực hiện trên máy tính?

  • A. Gửi thư điện tử.
  • B. Giao lưu trên mạng xã hội.
  • C. Tìm kiếm thông tin trên Internet.
  • D. Đọc báo giấy.

Câu 8. Đâu là ví dụ về máy móc sử dụng máy tính kết nối trong công nghiệp?

  • A. Máy hàn cơ khí.
  • B. Máy tưới tiêu tự động.
  • C. Máy thu hoạch nông sản.
  • D. Máy truyền tin tức.

Câu 9. Tệp video được lưu trữ dưới dạng đuôi nào?

  • A. .jpg
  • B. .html
  • C. .doc
  • D. .mp4

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

  • A. Có thể truy cập từ xa.
  • B. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.
  • C. Nhiều người có thể truy cập đồng thời.
  • D. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

Câu 11. Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản để nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?

  • A. Lượt xem.
  • B. Tác giả.
  • C. Mục đích của bài viết.
  • D. Trích dẫn.

Câu 12. Điền vào chỗ trống: “….. từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”

  • A. tác giả.
  • B. tính cập nhật.
  • C. trích dẫn.
  • D. nguồn thông tin.

Câu 13. Thông tin số là:

  • A. thông tin được lưu trữ với dung lượng hạn chế bởi nhiều tổ chức, cá nhân.
  • B. thông tin không thể sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ, được bảo hộ bởi pháp luật.
  • C. thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
  • D. thông tin được đưa lên bởi một số đối tượng, không thể là sai lệch.

Câu 14. Thông tin số dễ bị vi phạm bản quyền là do:

  • A. Dễ dàng lưu trữ trên bộ nhớ đám mây.
  • B. Dễ dàng mang đi khắp nơi.
  • C. Dễ dàng sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ.
  • D. Dễ dàng trình bày và định dạng trên phần mềm soạn thảo văn bản.

Câu 15. Đâu không phải là cách xác định được thông tin đáng tin cậy?

  • A. Đánh giá tính thời sự của thông tin.
  • B. Xem thông tin nhiều lượt truy cập.
  • C. Kiểm tra chứng cứ và kết luận.
  • D. Xác định nguồn thông tin.

Câu 16. Thông tin từ nguồn nào dưới đây có độ tin cậy cao?

  • A. Thông báo từ trang web của Chính phủ có đuôi gov.
  • B. Thông tin từ tất cả các trang tìm kiếm trên Google Search.
  • C. Thông tin từ blog, từ một tài khoản cá nhân nào đó.
  • D. Thông tin từ trang web đã lâu không được cập nhật.

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. Nguồn thông tin đáng tin cậy thường là nguồn thông tin được công bố từ các cơ quan chính phủ.
  • B. Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo để từ đó xuất ra thông tin không đáng tin cậy đáp ứng yêu cầu sử dụng của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
  • C. Nếu thông tin không đáng tin cậy, doanh nghiệp không bị thiệt hại.
  • D. Xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy là một bài toán khó.

Câu 18. Bạn Trang muốn tìm những số liệu thống kê về khách du lịch đến Việt Nam trong những năm gần đây để làm báo cáo thì có thể tìm thông tin ở đâu?

  • A. Thông tin từ chị gái làm hướng dẫn viên du lịch.
  • B. Thông tin từ trang web của một công ty du lịch.
  • C. Thông tin từ trang web của Tổng cục Du lịch.
  • D. Thông tin từ trang web của một tỉnh thành.

Câu 19. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người có văn hóa, đạo đức?

  • A. Vừa lái xe vừa nghe điện thoại.
  • B. Cất điện thoại vào balo, tắt chuông trước khi vào phòng thi.
  • C. Tấp vào lề đường để trả lời tin nhắn.
  • D. Xin phép người khác trước khi quay chụp họ.

Câu 20. Hình ảnh này có ý nghĩa gì?

Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 CTST: Đề tham khảo số 5

A. Cấm quay phim, chụp ảnh.

B. Cấm quay cóp bài.

C. Cấm hút thuốc.

D. Cấm nghe điện thoại.

Câu 21. Đâu không phải là hành vi vi phạm quy định lớp học?

  • A. Vừa nghe giảng vừa nghịch điện thoại.
  • B. Sử dụng điện thoại để quay cóp trong giờ kiểm tra.
  • C. Chơi điện thoại dưới ngăn bàn mà không nghe giảng.
  • D. Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại để nhắn tin.

Câu 22. “Sử dụng ….. để thực hiện những việc gian dối, gây hiểu lầm, khó chịu, làm phiền người khác là biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức”

Đáp án thích hợp cần điền vào chỗ chấm là:

  • A. vi phạm đạo đức.
  • B. điện thoại.
  • C. vi phạm pháp luật.
  • D. công nghệ kĩ thuật số.

Câu 23. Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng?

  • A. Sau khi đã mua CD ca nhạc, chúng ta có thể sao chép, chia sẻ lên mạng xã hội cho bạn bè cùng nghe.
  • B. Ở những nơi có biển báo cấm, chúng ta không thể thu âm, chụp ảnh, quay phim và tùy ý sử dụng âm thanh, hình ảnh ghi được.
  • C. Chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe miễn là không gây tai nạn giao thông
  • D. Lan mua lại cuốn sách Tin học mới xuất bản từ Hùng, Lan cho Hoa mượn để đọc.

Câu 24. Lan có bài kiểm tra văn về nhà nhưng bạn không tự làm mà lại lên mạng sao chép bài văn của người khác về và nộp cho giáo viên. Theo em, hành động của Lan đã vi phạm điều gì?

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Vi phạm giao thông.
  • C. Vi phạm trật tự nơi công cộng.
  • D. Vi phạm bản quyền.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Nêu những yếu tố cơ bản giúp em có thể nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet. Việc khai thác nguồn tin đáng tin cậy có tầm quan trọng như thế nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Khi trên đường đi học về, bạn Nam gặp một nhóm bạn nữ đang bắt nạt Lan. Thay vì vào can ngăn, Nam lại lấy điện thoại ra quay lại cảnh đánh nhau và đăng lên mạng xã hội. Khi Lan biết chuyện đã rất xấu hổ nên không dám đến trường nữa. Theo em, hành động của Nam là đúng hay sai? Nếu em là Nam, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

123456789101112
DCBAABDADBAD
131415161718192021222324
CCBAACAADDDD

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:

* Tác giả:

- Người cung cấp thông tin, tác giả càng có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết thì độ tin cậy của thông tin càng cao. - Người cung cấp thông tin, tác giả càng có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết thì độ tin cậy của thông tin càng cao.

- Ví dụ: thông tin về thay đổi lịch học do GV cung cấp hoặc biện pháp phòng chống dịch bệnh của các chuyên gia y tế là những thông tin đáng tin cậy. - Ví dụ: thông tin về thay đổi lịch học do GV cung cấp hoặc biện pháp phòng chống dịch bệnh của các chuyên gia y tế là những thông tin đáng tin cậy.

* Tính cập nhật:

- Bài viết có nội dung được cập nhật thông tin, sự kiện, kết quả mới, đính chính thông tin đã đăng tải thường có độ tin cậy cao hơn. - Bài viết có nội dung được cập nhật thông tin, sự kiện, kết quả mới, đính chính thông tin đã đăng tải thường có độ tin cậy cao hơn.

- Ví dụ: bài viết cập nhật tình hình covid giai đoạn hiện nay trên cổng thông tin Chính phủ có độ tin cậy cao. - Ví dụ: bài viết cập nhật tình hình covid giai đoạn hiện nay trên cổng thông tin Chính phủ có độ tin cậy cao.

* Mục đích của bài viết: Những bài viết không có mục đích quảng cáo, không có tính định kiến, không nhằm mục đích xâm phạm, bôi nhỏ tổ chức, cá nhân thường có độ tin cậy cao hơn.

* Trích dẫn: Bài viết có nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẽ có độ tin cậy cao hơn.

* Nguồn thông tin:

- Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn. - Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn.

- Ví dụ: thông tin trên trang web của Chính phủ, Bộ, chính quyền các cấp. - Ví dụ: thông tin trên trang web của Chính phủ, Bộ, chính quyền các cấp.

- Những thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng hay thông tin do người dùng cá nhân đăng tải trên mạng xã hội thường có độ tin cậy thấp hơn. - Những thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng hay thông tin do người dùng cá nhân đăng tải trên mạng xã hội thường có độ tin cậy thấp hơn.

* Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy:

- Thông tin đúng giúp con người có suy nghĩ, hành động đúng; thông tin sai lệch sẽ dẫn đến suy nghĩ, hành động không phù hợp. - Thông tin đúng giúp con người có suy nghĩ, hành động đúng; thông tin sai lệch sẽ dẫn đến suy nghĩ, hành động không phù hợp.

- Việc xác định độ tin cậy của thông tin giúp em lựa chọn những thông tin đúng, tránh sử dụng những thông tin sai lệch, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. - Việc xác định độ tin cậy của thông tin giúp em lựa chọn những thông tin đúng, tránh sử dụng những thông tin sai lệch, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.

=> Biết khai thác nguồn thông tin tin cậy là yếu tố quan trọng trong thời đại thông tin số hiện nay.

Câu 2:

- Theo em hành động của Nam là sai vì Nam đang gián tiếp để các bạn nữ khác bắt nạt Lan mà không can ngăn, thậm chí hành động quay video đăng lên mạng xã hội của Nam là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. - Theo em hành động của Nam là sai vì Nam đang gián tiếp để các bạn nữ khác bắt nạt Lan mà không can ngăn, thậm chí hành động quay video đăng lên mạng xã hội của Nam là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.

- Nếu em là Nam, em sẽ gọi thầy cô, người lớn như bác bảo vệ để can ngăn hành vi bạo lực học đường này chứ không quay video mà chưa có sự cho phép của người bị hại là Lan và đăng lên mạng xã hội. - Nếu em là Nam, em sẽ gọi thầy cô, người lớn như bác bảo vệ để can ngăn hành vi bạo lực học đường này chứ không quay video mà chưa có sự cho phép của người bị hại là Lan và đăng lên mạng xã hội.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 chân trời Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 1 Tin học 8 CTST, đề thi Tin học 8 giữa kì 1 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác