Giải bài 11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Giải bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. Đọc bản đồ các đới khí hậu

Câu 1. Dựa vào hình 11.1, em hãy xác định có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất và phạm vi của các đới khí hậu này.

Giải bài 11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Hướng dẫn giải:

* Các đới khí hậu chính trên Trái Đất:

  - Đới khí hậu Cực

  - Đới khí hậu Cận cực

  - Đới khí hậu Ôn đới

  - Đới khí hậu Cận nhiệt đới

  - Đới khí hậu Nhiệt đới

  - Đới khí hậu Cận xích đạo

  - Đới khí hậu Xích đạo

* Phạm vi của từng đới theo thứ tự từ xích đạo đến cực:

Đới khí hậuKiểu khí hậuVĩ độ
Cực $80 – 90o^o$
Cận cực $66 – 80o^o$
Ôn đớiÔn đới lục địa$44 – 66o^o$
Ôn đới hải dương.
Cận nhiệt đớiCận nhiệt đới lục địa$23^o27’ - 40^o$
Cận nhiệt gió mùa
Cận nhiệt địa trung hải
Nhiệt đớiNhiệt đới lục địa

$10 - 23^o27’$

Nhiệt đới gió mùa
Cận xích đạo $5 - 10^o$
Xích đạo $0 - 5^o$

 

II. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Câu 2. Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em hãy:

Giải bài 11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Giải bài 11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

- Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ.

- Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng sau:

Giải bài 11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Giải bài 11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Hướng dẫn giải:

* Các địa điểm trên thuộc đới khí hậu:

  - Hà Nội, Việt Nam thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

  - U-lan-Ba-to, Mông Cổ thuộc đới khí hậu ôn đới.

  - Luân Đôn, Anh thuộc đới khí hậu ôn đới.

  - Lix-bon, Bồ Đào Nha thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

* Phân tích nhiệt độ và lượng mưa:

Bảng 11.1 Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm

Địa điểmKiểu khí hậuNhiệt độ trung bình tháng thấp nhấtNhiệt độ trung bình tháng cao nhấtBiên độ nhiệt năm ($^o$C)
ThángNhiệt độ ($^o$C)ThángNhiệt độ ($^o$C)
Hà Nội (Việt Nam)Nhiệt đới gió mùa217,5730
12,5
U-lan-Ba-to (Mông Cổ)Ôn đới lục địa17,5824
16,5
Luân Đôn (Anh)Ôn đới hải dương11714
13
Lix-bon (Bồ Đào Nha)Cận nhiệt Địa Trung Hải14718,514,5

 

Bảng 11.2 Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm 

Địa điểmKiểu khí hậuLượng mưa trung bình năm (mm)Mưa nhiềuMưa ít
Các thángLượng mưa ( 100)Các thángLượng mưa (<100 mm)
Hà Nội (Việt Nam)Nhiệt đới gió mùa16945 -> 10120 - 3304 -> 1220 - 90
U-lan-Ba-to (Mông Cổ)Ôn đới lục địa220xx1 -> 120 - 52
Luân Đôn (Anh)Ôn đới hải dương607xx1 -> 1245 - 65
Lix-bon (Bồ Đào Nha)Cận nhiệt Địa Trung Hải74711, 12100 - 1101 - 1010 - 95

 

III. Giải thích được một số hiện tượng thời tiết trong thực tế

Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,...

- Viết một báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.

Hướng dẫn giải:

Bài tham khảo

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa đá

   Khi các dòng không khí đối lưu hay nói cách khác là dòng không khí lên suốt liên tục thì sẽ hình thành mưa đá. Điển hình như các tháng thay đổi giữa mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại.

   Nếu nhiệt độ trong những đám mây lạnh hơn - 20 độ C, thì hơi nước trong mây sẽ tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Hạt băng nhỏ rơi xuống gặp tầng mây thấp hơn biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C.

   Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao, đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh lên tầng trên của đám mây. Chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống thấp.

   Khi mưa đá rơi xuống tầng mây thấp sẽ được bao bọc thêm một lớp màng nước và chịu sự tác động của không khí bốc lên cao. Đến một lúc nào đó, các luồng khí không giữ được mưa đá nữa thì sẽ rơi xuống mặt đất và hình thành các cơn mưa đá.

Các dạng mưa đá 

   Mưa đá có đa dạng các kích thước và hình dáng khác khác nhau, nhưng chung quy lại mưa đá có hai dạng chính như sau:

Mưa dạng hạt băng: Còn gọi là mưa đá nhỏ, thường có hình cầu, hình nón với đường kính khoảng 5mm.

Mưa dạng hạt nước đá: Có vẻ ngoài trong suốt hoặc đục một phần hay tất cả. Hình dạng không đều, hình nón và hình cầu với đường kính dao động khoảng 5 - 50mm, rơi xuống từ đám mây, có thể rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

   Hầu hết, các hạt mưa đá sẽ có tốc độ rơi khoảng 30 - 60m/s, thậm chí đến 90m/s. Chính vì thế, chúng vô cùng nguy hiểm và gây tác hại đến con người động, thực vật.

Dấu hiệu nhận biết mưa đá

   Mưa đá là hiện tượng rất khó để dự đoán trước với các bản tin dự báo thời tiết vì đây là diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Bạn có thể nhận biết mưa đá xảy ra bằng các dấu hiệu như sau:

  • Đám mây có dạng như hình bầu vú đen sẫm lại.
  • Gió thổi và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm liên tục.
  • Nhiệt độ không khí giảm mạnh.
  • Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải địa lí 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 11, bài11 Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác