Giải bài Ôn tập học kì 2: Tiết 5 trang 103 sbt Tiếng Việt 5 tập 2

Soạn bài tiếng Việt 5 tập 2, giải bài Tiết 5 trang 103 sbt. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài chính tả này đều được tech12h hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu

Câu 1: Trang 108 sbt Tiếng Việt 5 tập 2

Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ ( sách Tiếng việt 5, tập hau, trang 166-167) trả lời các câu hỏi sau:

a. Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.

b. Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào?

Nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.

Trả lời.

a. Trong bài thơ, em thích nhất là hình ảnh:

" Tóc bết đầy nước mặn

Chúng ùa chạy mà không cần tới đích

Tay cầm cành củi khô

Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh

Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu" 

 

Bởi khổ thơ vẽ lên khung cảnh thiên nhiên bãi biển rộng lớn, mênh mông. Tiếng rì rào của gió biển, ánh nắng chan hòa của mặt trời tí hon, những vỏ ốc sống động âm thanh,.... tất cả làm nền cho khung cảnh vui chơi cười đùa của những em bé nhỏ. Nước biển và cát chảy trên tay lấp lóa ánh mặt trời.

b. Tác giả đã quan sát :

  • Bằng thị giác ( bằng mắt):  để thấy hoa xương rồng chói đỏ / những đứa bé da nâu, tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm với cá chuồn / Chim bay phía vầng mây như đám cháy / võng dừa đưa sóng / những ngọn đèn tắt vọi dưới màn sao; những con bò nhai cỏ :
  • Bằng thính giác ( bằng tai): nghe thấy tiếng hát của đứa trẻ thả bò / nghe thấy lời ru / nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
  • Bằng khứu giác ( bằng mũi): để thấy mùi thơm nồng len lỏi giữa cơn mưa.

Em thích nhất là hình ảnh:

" Tuổi thơ đứa bé da nâu

Tóc khét nắng màu râu bắp

Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát

Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn" 

Bởi những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại lời ba kể về tuổi thơ nghèo khổ của ba ngày xưa. Cuộc sống khi xưa còn nghèo khổ, những đứa trẻ tuy phải đi chăn bò phụ giúp bố mẹ nhưng các bạn ấy luôn tười vui, cười đùa , ca hát, không ngại khó ngại khổ.

Bình luận