Giải ngắn gọn Địa lí 8 Cánh diều bài 7 Thủy văn Việt Nam

Giải siêu ngắn bài 7 Thủy văn Việt Nam sách lịch sử và địa lí 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

MỞ ĐẦU

Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông ở nước ta có sự phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình và khí hậu. Vậy mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta có đặc điểm gì? Hệ thống hồ, đầu và nước ngầm ở nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? 

Trả lời: 

Đặc điểm của mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta

Đặc điểm mạng lưới sông:

  • Mạng lưới dày đặc với hai hướng chảy chính: tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. 
  • Mưa lớn và địa hình đồi núi => Lượng phù sa lớn.
  • Chế độ nước sông có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn.

Vai trò của hệ thống hồ, đầm và nước ngầm:

Hệ thống hồ, đầm:

  • Cung cấp nguồn nước cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

  • Phục vụ đời sống sinh hoạt.

  • Điều tiết nước.

  • Nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật.

Nước ngầm:

  • Nguồn cung quan trọng cho người dân, các ngành nông nghiệp và công nghiệp.

  • Nguồn nước khoáng, nước nóng tốt cho sức khỏe => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

 

I. ĐẶC ĐIỂM MẠNG LƯỚI SÔNG VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy phân tích đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta.

Trả lời: 

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, rộng khắp cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.
  • Chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông,…
  • Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa => Chế độ dòng chảy phân hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
  • Nhiều nước, lượng phù sa khá lớn.

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 7.1 và dựa vào bảng 7, hãy:

  • Xác định lưu vực của các sông lớn nước ta
  • Phân tích chế độ nước của các hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn và Cửu Long

Trả lời: 

  • Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long.

  • Chế độ nước sông:

Sông Hồng:

  • Chế độ dòng chảy khá đơn giản.
  • Mùa lũ tập trung 75% – 80% tổng lượng nước cả năm, kéo dài 5 tháng.

Sông Thu Bồn: 

  • Mùa lũ kéo dài 3 tháng thu đông, tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.
  • Độ dốc địa hình lớn, chế độ mưa phân mùa mạnh => thường xảy ra lũ lớn, lên nhanh và rút nhanh.

Đồng Nai: 

  • Chế độ dòng nước đơn giản, khá điều hòa.
  • Mùa lũ dài 5 thàng
  • Diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ => Nước lên chậm, rút chậm.

II. HỒ, ĐẦM

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người ở nước ta.

Trả lời: 

Đối với sản xuất:

Nông nghiệp: 

  • Cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. 
  • Là mặt nước tự nhiên nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Công nghiệp: 

  • Các hồ thuỷ điện trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. 
  • Cung cấp nước cho các ngành công nghiệp.

Dịch vụ: 

  • Thông với sông, biển => Có giá trị trong giao thông vận tải.
  • Cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành.

=> Phát triển du lịch.

 Đối với sinh hoạt:

  • Phục vụ đời sống hằng ngày của người dân.
  • Điều tiết nước, dự trữ nước.
  • Môi trường sống của sinh vật dưới nước.

III. NƯỚC NGẦM

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy phân tích vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người nước ta.

Trả lời: 

Đối với sản xuất:

  • Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
  • Nguồn nước khoáng, nước nóng => Phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Đối với sinh hoạt: Nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.5, hãy lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông của nước ta.

Trả lời: 

Ví dụ:

Ở lưu vực sông Hồng: Xây dựng nhiều hồ chứa nước: phát triển thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, du lịch, cung cấp nước cho sản xuấtvà sinh hoạt,... 

=> Góp phần sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước trước nguy cơ suy giảm về chất lượng và số lượng.

Ở lưu vực sông Cửu Long: có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng -> xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trầm trọng. 

=> Cần đẩy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước: Cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch, đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất, phòng chống thiên tai. 

 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Hãy trình bày mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước của một hệ thống sông lớn ở nước ta.

Trả lời: 

  • Mưa cung cấp nước cho sông => Chế độ nước theo sát chế độ mưa, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
  • Ở một số nơi ôn đới, băng tuyết cung cấp nước => Tuyết tan, có lũ vào mùa xuân và đầu hè.
  • Nước ngầm/hồ cung cấp nước cho sông nhỏ => Chế độ nước khá điều hòa. 
  • Những sông có nhiều nguồn cung cấp nước => Chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ khó lường.

Câu hỏi: Hãy lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngoài ở nước ta.

Trả lời: 

          Hệ thống sông

 Chế độ nước

Hồng

Thu Bồn

Mê Công

Thời gian mùa lũ

Tháng 6 - tháng 10

Tháng 10 - tháng 12

Tháng 7 - tháng 11

Thời gian mùa cạn

Tháng 11 - tháng 5 (năm sau)

Tháng 1 - tháng 9

Tháng 12 - tháng 6 (năm sau)

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy kể tên và trình bày vai trò của một hồ tự nhiên hoặc hồ nhân tạo mà em biết ở địa phương em hoặc ở nước ta

Trả lời: 

Hồ Ba Bể - Hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam

Vai trò của hồ:

  • Nhiều hòn đảo nhỏ xinh đẹp như Đảo Bà góa, đảo Phong Lan, đảo An Mạ, ao Tiên…=> Thu hút nhiều khách du lịch thăm quan, trải nghiệm.
  • Cấu tạo địa chất và thủy đặc biệt, đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm => Hồ không bị mất nước, điều tiết hơn 40 triệu m3 nước cho sông Năng và sông Gâm. Hồ có những nét rất riêng biệt so với các hồ Caxtơ trên thế giới.
  • Nơi có trữ lượng thực vật lớn nhất cả nước, nhiều loài nằm trong sách đỏ.
  • Nhiều loài thuỷ vật và cá nước ngọt sinh sống, có những loài đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như cá chép kính, cá dầm xanh, cá chiên,…

=> Môi trường sống của sinh vật dưới nước, nơi bảo tồn động vật quý hiếm.

Câu hỏi: Hãy kể tên và trình bày vai trò của một số hồ tự nhiên hoặc hồ nhân tạo mà em biết ở địa phương em hoặc nước ta.

Trả lời: 

Hồ Tây (Thành phố Hà Nội)

Vai trò:

  • Điều hòa khí hậu -> Khí hậu mát mẻ hơn. 

  • Điều tiết nước, dữ trữ nguồn nước.

  • Phát triển du lịch tham quan.

  • Môi trường sống của sinh vật dưới nước.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 8 cánh diều bài 7 Thủy văn Việt Nam, Giải ngắn Địa lí 8 CD bài 7 Thủy văn Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác