Giải SBT bài 2: Nguyên tố hoá học

Hướng dẫn giải bài 2:Nguyên tố hóa học trang 6 SBT Hoá học 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

NHẬN BIẾT

2.1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.

C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neuttron.

D. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

2.2. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây?

A. Số profon.         B. Số neutron.       C. Số khối.                D. Nguyên tử khối.

2.3. Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học?

A. $_{6}^{14}\textrm{X},_{7}^{14}\textrm{Y},_{8}^{14}\textrm{Z}$.

B. $_{9}^{19}\textrm{X},_{10}^{19}\textrm{Y},_{10}^{20}\textrm{Z}$.

C. $_{14}^{28}\textrm{X},_{14}^{29}\textrm{Y},_{14}^{30}\textrm{Z}$.

D. $_{18}^{40}\textrm{X},_{19}^{40}\textrm{Y},_{20}^{40}\textrm{Z}$.

2.4. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây viết đúng?

A. $_{7}^{15}\textrm{N}$.         B. $^{16}$O.             C. 16S.        D. $Mg_{12}^{24} $.

2.5. Thông tin nào sau đây không đúng về $_{82}^{206}\textrm{Pb}$?

A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82.           

B Số proton và neutron là 82.

C. Số neutron là 124.

D. Số khối là 206.

THÔNG HIỂU

2.6. Cho kí hiệu các nguyên tử sau: $_{6}^{14}\textrm{X}$,   $ _{7}^{14}\textrm{Y}$,   $_{8}^{16}\textrm{Z}$,   $_{9}^{19}\textrm{T}$,   $_{8}^{17}\textrm{Q}$,   $_{9}^{16}\textrm{M}$,   $_{10}^{19}\textrm{E}$,  $_{7}^{16}\textrm{G}$,   $_{8}^{18}\textrm{L}.$

Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học?

A. $_{6}^{14}\textrm{X}$,  $_{7}^{14}\textrm{Y}$,  $_{8}^{16}\textrm{Z}.$              B. $_{8}^{16}\textrm{Z}$,  $_{9}^{16}\textrm{M}$,  $_{7}^{16}\textrm{G}.$

C. $_{8}^{17}\textrm{Q}$,  $_{9}^{16}\textrm{M}$,  $_{10}^{19}\textrm{E}.$           D. $_{8}^{16}\textrm{Z}$,  $_{8}^{17}\textrm{Q}$,  $_{8}^{18}\textrm{L}.$

2.7. Nitrogen có hai đồng vị bền là $_{7}^{14}\textrm{N}$ và $_{7}^{15}\textrm{N}$. Oxygen có ba đồng vị bền là $_{8}^{16}\textrm{O}$,  $_{8}^{17}\textrm{O}$ và $_{8}^{18}\textrm{O}$. Số hợp chất NO2 tạo bởi các đồng vị trên là

A.3.            B.6.            C.9.              D. 12.

2.8. Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị bền là $_{35}^{79}\textrm{Br}$ chiếm 50,69% số nguyên tử và $_{35}^{81}\textrm{Br}$ chiếm 49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của bromnne là

A. 80.00.        B.80.112.            C. 80,986.           D. 79.986.

2.9. Oxygen có ba đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng là $^{16}O$ (99,75%), $^{17}O$ (0,038%), $^{18}O$ (0,205%), Nguyên tử khối trung bình của oxygen là

A. 16,0.       B.16,2.        C. 17,0.            D. 18,0.

VẬN DỤNG

2.10. Nguyên tố R có hai đồng vị, nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là $^{79}R$ (chiếm 54,5%). Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là

A. 80.             B.81.             C.82.            D. 80.5.

2.11. Boron là nguyên tố có nhiều tác dụng đối với cơ thể người như: làm lành vết thương, điều hoà nội tiết sinh dục, chống viêm khớp,... Do ngọn lửa cháy có màu lục đặc biệt nên boron vô định hình được dùng làm pháo hoa. Boron có hai đồng vị là $^{10}B$ và $^{11}B$ nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của boron.

2.12. Đồng vị phóng xạ cobalt (Co-60) phát ra tia $\gamma $ có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể. Cobalt có ba đồng vị: $_{27}^{59}\textrm{Co}$ (chiếm 98%), $_{27}^{58}\textrm{Co}$ và $_{27}^{60}\textrm{Co}$; nguyên tử khối trung bình là 58,982. Xác định hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co-60.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập hóa học 10 kết nối tri thức, giải SBT hóa học 10 KNTT, giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức với cuộc sống bài 2 Nguyên tố hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác