Giải SBT Địa lý 11 Chân trời bài 12 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam

Giải chi tiết sách bài tập Địa lý 11 Chân trời sáng tạo bài 12 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng. 

1. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á?

A. Khu vực Đông Nam Á gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. 

B. Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu. 

C. Khu vực Đông Nam Á có tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.

D. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

2. Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là

A. đất feralit và đất nâu, xám.

B. đất feralit và đất phù sa.

C. đất phù sa và đất xám hoang mạc.

D. đất nâu, xám và đất pốtdôn. 

3. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm về khí hậu khu vực Đông Nam Á?

A. Khí hậu phân hoá khá da dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

B. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Phần lớn Đông Nam Á hải đảo nằm trong đới khí hậu cận nhiệt.

D. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao của địa hình. 

4. Đặc điểm nào dưới đây là điều kiện quan trọng bậc nhất để khu vực Đông Nam Á giao thương với thế giới bằng đường biển?

A. Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn.

B. Vùng biển Đông Nam Á thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

C. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá.

D. Các biển ở Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến.

5. Với quy mô dân số lớn, khu vực Đông Nam Á có 

A. thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

B. cơ cấu dân số đa dạng. 

C. sự đa dạng về truyền thống, văn hoá. 

D. tỉ lệ dân thành thị cao.

6. Năm 2021, quốc gia nào đạt số năm đi học trung bình của người dân từ 25 tuổi trở lên cao nhất khu vực Đông Nam Á?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Xin-ga-po.

7. Ý nào dưới đây đúng với tình hình tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2000 – 2020?

A. Tăng trưởng GDP giảm đều qua các năm.

B. Tăng trưởng GDP tăng đều qua các năm.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm là 7%. 

D. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao so với thế giới.

8. Ý nào dưới đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP khu vực Đông Nam Á năm 2010 và năm 2020?

A. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; ngành dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng; ngành dịch vụ

C. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; ngành công nghiệp, xây dựng.

D. Giảm tỉ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; ngành công nghiệp, xây dựng.

Câu 2. Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Cột A

 

Cột B

1. Công nghiệp khai thác

 

a. Đây là ngành công nghiệp trẻ, phát triển nhanh nhờ có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,…

2. Công nghiệp điện tử– tin học 

 

b. Cơ cấu ngành khá đa dạng. Trong đó, ngành dệt – may giữ vai trò chủ đạo.

3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

 

c. Các nước có sản lượng dầu mỏ, khí tự nhiên hàng đầu khu vực là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...

4. Công nghiệp thực phẩm

 

d. Đây là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á. Ngành này phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần vùng nguyên liệu.

Câu 3: Hoàn thành thông tin về ngành trồng trọt của khu vực Đông Nam Á vào bảng dưới đây. 

Cây trồng

Quốc gia phân bố

1

 

2

 

3

 

Câu 4: Hoàn thành thông tin về ngành chăn nuôi của khu vực Đông Nam Á vào bảng dưới đây. 

Vật nuôi

Quốc gia phân bố

Trâu 

 

Bò 

 

Lợn

 

Câu 5: Đánh dấu (X) vào tương ứng bên cạnh thông tin cho là thích hợp về ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á. 

Thông tin

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

Ghi chú (nếu có) 

1. Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ. 

    

2. Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng. Trong tương lai, ngành này tiếp tục mở rộng quy mô.

    

3. Giao thông vận tải đường biến và đường hàng không đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối khu vực với thế giới.

    

4. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu thô, linh kiện và thiết bị điện tử.

    

5. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô của ngành nông nghiệp, các sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thực phẩm,...

    

6. Khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng ít di sản thế giới được công nhận.

    

Câu 6. Điền các từ hoặc cụm từ đã cho vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á.

hàng đầu 

chăn nuôi

mặt nước

nuôi trồng

gần bờ

đánh bắt

xa bờ

thiên tai 

sinh vật

động đất

Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng và…………thuỷ sản: diện tích…………lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển…………sang vùng biển…………; tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn như sự suy giảm nguồn lợi …………; biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ. Hiện nay, các quốc gia như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin có ngành………… thuỷ sản phát triển với sản lượng nuôi trồng………… trong khu vực.

Câu 7. Hoàn thành thông tin vào sơ đồ dưới đây.

Hoàn thành thông tin vào sơ đồ dưới đây.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt Tiếng Việt 4 tập 2 sách mới, giải Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời sáng tạo, giải Tiếng Việt 4 tập 2 ctst

Bình luận

Giải bài tập những môn khác