Giải SBT Hóa học 11 Kết nối bài 16 Hydrocarbon không no

Giải chi tiết sách bài tập Hóa học 11 Kết nối tri thức bài 16 Hydrocarbon không no. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

NHẬN BIẾT

Bài tập 16.1: Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa

A. liên kết đơn.                                           B. liên kết σ.

C. liên kết bội.                                            D. vòng benzene.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa liên kết bội.

Bài tập 16.2: Hợp chất nào sau đây là một alkene?

A. CH3-CH2-CH3.                                      B. CH3-CH=CH2.

C. CH3-C≡CH.                                          D. CH2=C=CH2.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Hợp chất CH3-CH=CH2 có mạch hở, một liên kết đôi và thuộc hợp chất alkene.

Bài tập 16.3: Hợp chất nào sau đây là một alkyne?

A. CH3-CH2-CH2-CH3.                             B. CH3-CH=CH2.

C. CH3­-CH2-C≡CH.                                 D. CH2=CH-CH=CH2.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Hợp chất CH3­-CH2-C≡CH mạch hở, có một liên kết ba nên thuộc hợp chất alkyne.

Bài tập 16.4: Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?

A. (CH3)2C=CH-CH3.                                B. CH2=CH-CH2-CH3.

C. CH≡C-CH2-CH2CH3.                            D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.

Trả lời

Chọn đáp án A.

CH2=CH-CH2-CH2-CH3 và (CH3)2C=CH-CH3 cùng có công thức phân tử là C5H10 nên chúng là đồng phân của nhau.

Bài tập 16.5: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

A.CH3-CH=CH-CH3.                               B. (CH3)2C=CH-CH3.

C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2.                     D. (CH3)2CHCH=CHCH(CH3)2.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Chất không có đồng phân hình học là (CH3)2C=CH-CH3 vì carbon gắn với liên kết đôi liên kết với hai nhóm nguyên tử giống nhau (nhóm -CH3).

Bài tập 16.6: Chất nào sau đây là đồng phân của CH≡C-CH2-CH3?

A. CH≡C-CH3.                                        B. CH3-C≡C-CH3.

C. CH2=CH-CH2-CH3.                            D. CH2=CH-C≡CH.

Trả lời

Chọn đáp án B.

CH≡C-CH2-CH3 và CH3-C≡C-CH3 có cùng công thức phân tử là C4H6 nên chúng là đồng phân của nhau.

Bài tập 16.7: Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi oC sau:

(X) but-1-ene ( -185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9);

(Z) cis-but-2-ene ( -139 và 3,7); (T) pent-1-ene (-165 và 30).

Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?

A. (X).                       B. (Y).                       C. (Z).                       D. (T).

Trả lời

Chọn đáp án D.

Chất lỏng ở điều kiện thường là (T) pent-1-ene  do có nhiệt độ nóng chảy là -165 oC và nhiệt độ sôi là 30 oC ).

Bài tập 16.8: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no?

A. Phản ứng cộng.                                               B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng oxi hoá - khử.                                 D. Phản ứng thế.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Phản ứng thế không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no.

THÔNG HIỂU

Bài tập 16.9: Số alkene có cùng công thức C4­H8 và số alkyne có cùng công thức C4H6 lần lượt là

A. 4 và 2.                   B. 4 và 3.                   C. 3 và 3.                   D. 3 và 2.

Trả lời

Chọn đáp án A.

Các đồng phân alkene có cùng công thức C4H8:

Số alkene có cùng công thức C4­H8 và số alkyne có cùng công thức C4H6 lần lượt là

Các đồng phân alkyne có cùng công thức C4H6:

Số alkene có cùng công thức C4­H8 và số alkyne có cùng công thức C4H6 lần lượt là

Bài tập 16.10: Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, t°) tạo thành butane?

A. CH3-CH=CH2.                                        B. CH3-C≡C-CH2-CH3.

C. CH3-CH2-CH=CH2.                                D. (CH3)2C=CH2.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Phương trình phản ứng:

CH3-CH2-CH=CH2 + H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow}$ CH3-CH2-CH2-CH3

Bài tập 16.11: Sản phẩm tạo thành khi 2-methylpent-2-en tác dụng với Br2 có tên gọi là

A. 2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene.               B. 3,4-dibromo-4-methylpentane.

C. 2,3-dibromo-2-methylpentane.                    D. 4-bromo-2-methylpent-2-ene.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Phương trình phản ứng:

(CH3)2C=CH-CH3 + Br2 → (CH3)2CBr-CHBr-CH3

Bài tập 16.12: Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quy tắc Markovnikov?

A. CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3.

B. (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.

C. CH3CH2CH=CH2 + H2O $\overset{H^{+}}{\rightarrow}$ CH3CH2CH(OH)CH3.

D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3

Trả lời

Chọn đáp án B.

Phản ứng đúng tuân theo quy tắc Markovnikov là:

(CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.

Quy tắc Markovnikov:

Phản ứng cộng một tác nhân không đối xứng HX như HBr, HCl, HI, HOH,... vào liên kết bội, nguyên tử hydrogen sẽ ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon có nhiều hydrogen hơn và X sẽ cộng vào nguyên tử carbon có ít hydrogen hơn.

Bài tập 16.13: Xét phản ứng hoá học sau:

CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3CH(OH)CH2OH + MnO2 + KOH.

Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng

A. 13.                      B. 14.                      C. 15.                      D. 16.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Phương trình phản ứng:

3CH3CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3CH(OH)CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.

Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng

 3 + 2 + 4 + 3 + 2 + 2 = 16.

Bài tập 16.14: Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene và dimethyl acetylene.

Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

A. 1.                      B. 2.                      C. 3.                      D. 4.

Trả lời

Chọn đáp án C.

Các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch (alk-1-yne) có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa.

=> Các chất: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene thỏa mãn.

VẬN DỤNG

Bài tập 16.15: Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Trả lời

Các sản phẩm chính và tên gọi như sau:

Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Bài tập 16.16: Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Trả lời

Các sản phẩm chính và tên gọi như sau:

Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Bài tập 16.17: Dự đoán các chất A, B, C và D trong sơ đồ chuyển hoá điều chế poly(vinyl chloride) sau đây và viết các phương trình hoá học.

Dự đoán các chất A, B, C và D trong sơ đồ chuyển hoá điều chế poly(vinyl chloride) sau đây và viết các phương trình hoá học.

Trả lời

A là acetylene, B là ethylene, C là 1,2-dichloroethane và D là chloroethene (vinyl chloride).

2CH4 + $\frac{3}{2}$O2 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ CH≡CH + 3H2O

CH≡CH + HCl $\overset{HgCl_{2},t^{o}}{\rightarrow}$ CH2=CHCl

CH≡CH + H2 $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ CH2=CH2

CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl

CH2Cl-CH2Cl $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH2=CHCl + HCl

nCH2=CHCl $\overset{xt,t^{o}}{\rightarrow}$ -(CH2-CHCl)-n

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT hóa học 11 sách Kết nối, Giải SBT hóa học 11 Kết nối bài 16 Hydrocarbon không no, Giải SBT hóa học 11 kết nối tri thức bài 16 Hydrocarbon không no, giải SBT Hóa học 11 bài 16, Giải SBT hóa học 11 KNTT bài 16 Hydrocarbon không no

Bình luận

Giải bài tập những môn khác