Giáo án giáo dục công dân 9: Bài Tự chủ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tự chủ. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần 2 -Tiết 2 Bài 2: TỰ CHỦ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự chủ? - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 2. Kĩ năng: - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. - Các kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiểm soát cảm xúc 3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') (?)Hãy kể một tấm gương có phẩm chất chí công vô tư mà em biết? Qua đó em hiểu phẩm chất đó như thế nào? 3. Giới thiệu bài :(2’) HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Gv giới thiệu tấm gương Trần Ngọc Tuấn 25 tuổi bị điếc và khuyết tật nhưng vẫn vươn lên số phận để khẳng định bản thân để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là tự chủ? - biểu hiện của người có tính tự chủ. - vì sao con người cần phải biết tự chủ. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - GV gọi 2 HS đọc phần đặt vấn đề sau đó phát vấn câu hỏi. (?) Khi biết con trai bị nghiện ma tuý, nhiễm HIV thái độ của bà Tâm như thế nào. (?) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình. (?) Qua đó em thấy bà Tâm là người như thế nào. Gv kết luận: (?) Em có nhận xét gì về N? Vì sao N lại trở thành con người như vậy. (?) Theo em N là người như thế nào. (?) Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (?) Giả sử trong lớp em có trường hợp giống như bạn N em sẽ làm gì? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong (5’) Gv nhận xét thống nhất các ý kiến. - HS đọc diễn cảm . - Cả lớp theo dõi. - HS suy nghĩ trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm bàn. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS nghe. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1, Một người mẹ: Bà Tâm chăm sóc con, giúp đỡ những người có hoàn cảnh như bà =>bà là người có bản lĩnh sống, biết làm chủ bản thân nên vượt qua được nỗi đau để tiếp tục sống có ích. 2. Chuyện của N: - Không làm chủ bản thân, bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo => sa ngã, hư háng... (?) Em hiểu tự chủ là gì? Người tự chủ là người như thế nào? (?) Vì sao N từ chỗ là con ngoan, trò giỏi lại trở ra hư đốn như vậy? - Gv phát phiếu học tập cho hs yêu cầu thảo luận theo nhóm tổ trong (5’) mỗi nhóm một tình huống: * Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây: 1, Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng. 2, Bạn rủ em trốn học đi chơi điện tử. 3, Em rất muốn có điện thoại nhưng bố mẹ chưa mua cho. Gv : tổng kết (?) Theo em tính tự chủ được biểu hiện ra như thế nào? (?) Trái với tự chủ là gì? Gv: đối với những biểu hiện trái với tự chủ chúng ta cần phê phán và tránh xa các biểu hiện đó. Vậy tự chủ có ý nghĩa như thế nào ta cùng tìm hiểu tiếp. - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời - HS bổ sung - HS thảo luận nhóm tổ. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe. - HS trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. -HS nghe. II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1, Tự chủ là gì? - Tự chủ là làm chủ bản thân, người biết tự chủ là người biết làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình. 2, Một số biểu hiện: - Luôn bình tĩnh, tự tin - Không nóng vội, hấp tấp - Không sợ hãi hoặc chán nản, bi quan trước khó khăn - Biết kiềm chế cảm xúc - Không bị lôi kéo, rủ rê, biết tự ra quyết định cho mình. (?) Vì sao con người cần phải có thái độ ôn tồn từ tốn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. (?) Có ý kiến cho rằng người tự chủ luôn hành động theo ý mình bất chấp tất cả, em đồng ý không? Vì sao? (?) Trong cuộc sống có tính tự chủ mang lại lợi ích gì? Thiếu tính tự chủ sẽ có hại như thế nào? Hãy lấy ví dụ minh hoạ. (?) Ngày nay trong cơ chế thị trường tính tự chủ còn quan trọng và cần thiết không ? vì sao? (?) Theo em chúng ta cần rèn luyện đức tính này như thế nào? (?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương thể hiện tính tự chủ mà em biết. (?) Hãy tự đánh giá về bản thân mình xem đã thực sự tự chủ chưa? Phẩm chấy tự chủ có liên quan đến những phẩm chấy nào đã học GV mỗi học sinh cần phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động và phải biết tự kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. - HS trả lời - HS trả lời. - HS rút ra ý nghĩa. - HS nhắc lại. - HS lấy ví dụ minh hoạ. - HS trả lời. - HS đưa ra phương pháp rèn luyện. - HS lấy ví dụ. - HS liên hệ bản thân. - HS nghe. 3, Ý nghĩa: - Là phẩm chất quý giá của mỗi người. - Giúp con người sống đúng đắn cư xử có đạo đức, văn hoá. - Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ, không bị nghiêng ngả trước những áp lực tiêu cực. 4, Học sinh rèn luyện: HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai, đưa tình huống: Trên đường đi học về có hai bạn học sinh đi va xe vào nhau. Bạn A đi đúng đường bị xây xát chân tay, xe hư háng nặng còn bạn B thì đi trái đường nhưng không việc gì. Yêu cầu 2 nhóm ( 2tổ/ nhóm ) xây dựng đoạn kết và phân vai diễn xuất. + Nhóm 1 : xử lý theo tính tự chủ. + Nhóm 2 : xử lý không có tính tự chủ. Gv: nhận xét động viên các nhóm =>nhấn mạnh ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. (?) Em hiểu gì về câu ca dao:” Dù ai nói ngả nói nghiêng...” (?) Yêu cầu hs đọc và làm bài 1 sgk/ 8 (?) Yêu cầu hs đọc và làm bài 3 sgk/ 8 Gv: nhận xét, tổng kết toàn bài. - HS chia nhóm viết lời thoại phân vai, diễn xuất. - Các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS đọc đề bài. - HS trả lời. - HS đọc đề bài. - HS trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS nghe. III. BÀI TẬP: Bài tập 1/ 8: -Đồngý: a,b,d,e=>biểu hiện của tính tự chủ. Bài tập 3/ 8: Việc làm của Hằng thiếu tự chủ =>khuyên bạn rút kinh nghiệm lên suy nghĩ trước khi làm. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay. Câu hỏi:1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không ? Vì sao ? 2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào ? Vì sao em làm như vậy ? Lời giải: 1/ Em không đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam. Bởi vì, Nam giải quyết mâu thuẫn không lành mạnh, chỉ vì chút mâu thuẫn mà Nam lại rủ bạn đi đánh nhau 2/ Nếu là Hải, em sẽ từ chối dù Nam là bạn thân. Sau đó, em sẽ giải thích cho Nam hiểu và tìm cách giải quyết mâu thuẫn lành mạnh hơn HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trên cơ sở xem xét mình còn yếu hay thiếu sót ở điểm nào. 4.Hoạt động nối tiếp:(3’) a. Hướng dẫn học bài cũ: - Học bài và làm bài tập đầy đủ. b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị trước nội dung bài 3 "Dân chủ và kỷ luật": + Đọc và trả lời câu hỏi. + Liên hệ thực tế những việc làm dân chủ, kỉ luật. VII.RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 9 hai cột bài Tự chủ, giáo án chi tiết GDCD 9 bài Tự chủ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tự chủ, giáo án 5 bước GDCD 9 bài Tự chủ, giáo án 5 hoạt động GDCD 9 Tự chủ

Giải bài tập những môn khác