Lý thuyết trọng tâm hóa học 10 cánh diều bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 10 cánh diều bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phân và tính chất của hợp chất được tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Kết luận: Các tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.

Định luật tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay.

II. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

1. Cấu hình electron của S là 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{4}$.

=> S nằm ở ô số 16 chu kì 3 nhóm VIA, S có tính phi kim, công thức oxide cao nhất là SO$_{3}$. 

  • SO$_{3}$ là acidic oxide

PTHH: SO$_{3}$ + 2NaOH → Na$_{2}$SO$_{4}$ + H$_{2}$O

  • H$_{2}$SO$_{4}$ là hidroxide có tính acid.

PTHH: H$_{2}$SO$_{4}$ + 2NaOH → Na$_{2}$SO$_{4}$ + 2H$_{2}$O

2. 

a, X nằm ở ô số 37, chu kì 5 nhóm IA

b, X có tính kim loại mạnh

c, công thức oxide và hydroxide cao nhất của X lần lượt là X$_{2}$O, XOH

d, PTHH: 2X + Cl$_{2}$ → 2XCl

3. Tính phi kim tăng dần: Si < P < S

4. T thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

=> Kết luận: Từ vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán được tính chất của đơn chất và hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác