Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 17 Lực đấy Archimedes. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 17: LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

I. Lực đẩy tác dụng lên vật dặt trong chất lỏng 

C1. 

Lực đẩy tác dụng lên vật

Viên bi (1) và đinh vít (2) đang chìm xuống, nắp chai nhựa (3) đang nổi lên. 

C2. Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

– Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P). 

– Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P). 

C3. Lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng sẽ tăng dần.

* Kết luận

- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

- Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng: một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

+Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P). 

+ Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P). 

II. Độ lớn của lực đẩy Archimedes  

1. Thí nghiệm 

Trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra bằng với độ lớn lực đẩy Archimedes tương ứng.

Kết luận: Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng với trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.

2. Định luật Archimedes 

Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức: 

FA = d.V

Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Có thể tạo hình viên đất nặn như sau:

Khi viên đất nặn chim thì lực đẩy Archimedes của nước tác dụng nên nó nhỏ hơn trọng lục, còn khi viên đất nặn nổi thì lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên nó lớn hơn trọng lực

C1. Nắp chai nhựa có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nổi trong nước; viên bi và ốc vít kim loại có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nền chìm trong nước.

C2. Vật nổi trong nước có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, vật chìm trong nước có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước.

* TỔNG KẾT 

  • Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức: FA = d.V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • Một vật ở trong lòng chất lỏng sẽ

+ Chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).

+ Nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA >P).

  • Một vật sẽ chìm xuống chất lỏng nếu trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng, vật sẽ nổi lên nếu trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes , kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes, nội dung chính bài 17 Lực đấy Archimedes

Bình luận

Giải bài tập những môn khác