Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 kết nối bài 17: Cảm ứng ở động vật

Tổng hợp lý thuyết trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức bài 17: Cảm ứng ở động vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo.

I. CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới

Đại diện: ngành Ruột khoang.

Cấu tạo hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.

Hoạt động: Tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tất cả biểu mô cơ hoặc các tế bào gai gây ra đáp ứng → cơ thể co lại, gai nhô ra.

Tính hiệu quả: kém chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng.

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch

Đại diện: Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.

Cấu tạo hệ thần kinh:

  • Tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh.
  • Các hạch thần kinh liên kết với nhau thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc cơ thể.

Hoạt động:

  • Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể → phản ứng cục bộ.
  • Ở Chân khớp, hạch đầu (hạch não) phát triển mạnh hơn chi phối các hoạt động phức tạp của cơ thể.

Tính hiệu quả: Chính xác và tiết kiệm được năng lượng.

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống

Đại diện: Động vật có xương sống (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú).

Cấu tạo hệ thần kinh: thần kinh trung ương (não bộ, tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các hạch thần kinh và các dây thần kinh).

Hoạt động: theo nguyên tắc phản xạ

Thụ thể cảm giác → tủy sống và não bộ → cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến) và gây ra đáp ứng.

Tính hiệu quả: Chính xác và ít tiêu tốn năng lượng.

Đáp án câu hỏi thảo luận:

Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản:

Ví dụ: trùng giày tránh xa ánh sáng…

Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 101:

Thủy tức có hệ thần kinh lưới nên xung thần kinh từ nơi kích thích lan truyền về mạng lưới thần kinh sẽ tiếp tục lan ra khắp cơ thể và gây ra phản ứng toàn thân.

Côn trùng có hệ thần kinh hạch, mỗi hạch chịu trách nhiệm phản ứng một vùng cơ thể nhất định → khi kích thích vào chân, hạch phụ trách chân sẽ gây ra phản ứng cục bộ ở chân bị kích thích.

Kết luận:

  • Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản.
  • Động vật có hệ thần kinh mạng lưới phản ứng kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
  • Hệ thần kinh chuỗi hạch có thể phản ứng cục bộ với kích thích thông qua hạch thần kinh.
  • Hệ thần kinh ống gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Não bộ xử lý hầu hết các thông tin và quyết định mức độ và cách phản ứng.

II. TẾ BÀO THẦN KINH

Đáp án hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 103:

Neuron có cấu tạo từ thân, sợi nhánh và sợi trục. Sợi nhánh và sợi trục có cấu tạo từ màng sinh chất và tế bào chất. Nhiều sợi trục có thêm bao (vỏ) myelin có tình chất cách điện. Những đoạn nhỏ khong có bao myelin gọi là eo Ranvier.

Neuron điển hình có hình sao, với nhiều sợi nhánh và sợi trục có độ dài khác nhau cho phép truyền tin đi xa.

Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động: HS dựa vào SGK trả lời.

Vì bao myelin có tính chất cách điện, do đó trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ravier này sang eo Ranvier kế tiếp nên tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh hơn.

Kết luận:

  • Neuron cấu tạo từ thân, sợi trục và sợi nhanh.
  • Neuron có chức năng tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến tế bào khác.

III. SYNAPSE

Khái niệm: Synapse là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.

Có 3 kiểu synapse:

  • Synapse thần kinh – thần kinh.
  • Synapse thần kinh – cơ.
  • Synapse thần kinh – tuyến.

1. Cấu tạo synapse

Chùy synapse chứa các túi chất trung gian hóa học (ví dụ: acetylcholine…)

Màng trước synapse

Khe synapse

Màng sau synapse

Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

2. Truyền tin qua synapse

(1) Xung thần kinh đến làm Ca$^{2+}$ đi vào trong chùy synapse

(2) Ca$^{2+}$ vào làm túi chứa chất trung gian hóa học (ví dụ: acetylcholine) gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe synapse.

(3) Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau, mở kênh Na$^{+}$ làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền.

Vì màng sau không có chất chuyển giao thần kinh và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất chuyển giao thần kinh. 

Kênh Ca$^{2+}$ ở chùy synapse không mở nên không gây giải phóng acetylcholine ở chùy synapse thần kinh – cơ xương. Dẫn đến cơ xương không co dãn, kể cả cơ hô hấp → thiếu oxy và tử vong.

Vì acetylcholine ở màng sau không bị phân hủy nên gây co cơ liên tục, dẫn đến cạn năng lượng, cơ bị liệt, kể cả cơ hô hấp. Cơ hô hấp không co dãn, cơ thể thiếu O$_{2}$ dẫn đến tử vong.

Kết luận: Thông tin dưới dạng xung thần kinh truyền từ màng trước qua màng sau synapse nhừ chất dẫn truyền thần kinh.

IV. PHẢN XẠ

Đáp án phiếu học tập 

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1: Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm những bộ phận nào?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài thông qua hệ thần kinh. Phản xạ được thực hiện qua cung phản xạ gồm 5 bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể cảm giác

+ Đường dẫn truyền hướng tâm

+ Bộ phận trung ương: tủy sống và não bộ

+ Đường dẫn truyền ly tâm

+ Bộ phận đáp ứng: cơ hay tuyến.

Câu 2: Cho ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ của ví dụ đó.

HS lựa chọn ví dụ và phân tích dựa trên các bộ phận cung phản xạ (tham khảo mục IV.1 ví dụ SGK trang 106).

Câu 3: Dựa vào thông tin mục IV.2, 3, 4, 5 hoàn thành bảng sau:

Cơ quan

Cảm giác chủ yếu

Dạng thụ thể

Vai trò của thụ thể

Mắt

Thị giác

Điện từ

Phát hiện ánh sáng

Mũi

Khứu giác

Hóa học

Phát hiện các phân tử hóa học cho cảm giác về mùi

Lưỡi

Vị giác

Xúc giác

Hóa học

Phát hiện từ các phân tử hóa học cho cảm giác về vị

Nhiệt

Phát hiện sự thay đổi nhiệt độ

Đau

Phát hiện tổn thương mô do các tác nhân cơ học, nhiệt…

Tai

Thính giác

Cơ học

Phát hiện sóng âm

Da

Xúc giác

Cơ học

Phát hiện những biến dạng vật lí như trơn, nhẵn, thô…

Nhiệt

Phát hiện sự thay đổi nhiệt độ

Đau

Phát hiện tổn thương mô do các tác nhân cơ học, nhiệt…

Câu 4: Tại sao chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh?

Nhờ quá trình cảm nhận ánh sáng vào trong mắt và quá trình cảm nhận âm thanh khi tai tiếp nhận sóng âm (chi tiết tham khảo mục IV.4 trang 107 và IV.5a trang 108).

Câu 5: Tại sao chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt?

Nhờ dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ quan tiền đình làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền đi theo hai hướng:

+ Đến các nhóm cơ của cơ thể điều chỉnh sự co, dãn giúp cơ thể giữ thăng bằng.

+ Đến vỏ não cho cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể.

Câu 6: Hãy mô tả thí nghiệm hình 17.16 về quá trình hình thành phản xạ có điều kiện theo I. Pavlov.

- Trước khi hình thành phản xạ có điều kiện: chó nhìn thấy thức ăn (kích thích không điều kiện) thì tiết nước bọt. Khi chuông reo (kích thích có điều kiện) thì chó không tiết nước bọt.

- Khi tiến hành thí nghiệm: I. Pavlov kết hợp chuông reo và cho chó ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần → thành lập phản xạ tiếng chuông reo – chó tiết nước bọt.

Câu 7: Hãy giải thích thí nghiệm hình 17.17 về quá trình hình thành phản xạ có điều kiện của Skinner.

+ Kích thích không điều kiện là thức ăn và kích thích có điều kiện là nhấn bàn đạp.

+ Sự kết hợp một số lần ngẫu nhiên giữa kích thích có điều kiện (nhấn bàn đạp) và sự xuất hiện của phần thưởng là kích thích không điều kiện (thức ăn) ngay sau đó → thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Kết quả là con chuột học được bài học là nhấn bàn đạp sẽ có thức ăn.

Câu 8: Phản xạ có điều kiện được hình thành như thế nào?

- Phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên cơ sở một phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã được hình thành vững chắc.

- Tác nhân kích thích có điều kiện tác động trước hoặc đồng thời với tác nhân kích thích không điều kiện.

- Có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân không điều kiện.

→ Thay đổi liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần.

Câu 9: Cho các ví dụ sau:

(1) Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.

(2) Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá.

(3) Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O$_{2}$.

(4) Toát mồ hôi khi hoạt động thể lực mạnh.

(5) Xếp hàng khi mua vé vào khu vui chơi.

Hãy phân biệt các ví dụ trên vào hai nhóm: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và nêu một vài ví dụ khác về hai loại phản xạ trên.

- Phản xạ không điều kiện: (2) ; (3) ; (4).

- Phản xạ có điều kiện: (1) ;  (5).

- Ví dụ: HS dựa vào kiến thức thực tiễn đưa ra các ví dụ.

Đáp án câu hỏi thảo luận:

Trong cung phản xạ, đáp ứng của cơ xương làm cơ thể hoặc bộ phận cơ thể như tay, chân, đầu… chuyển động. Các chuyển động do hoạt động của cơ xương giúp cơ thể thích ứng kịp thời với kích thích từ môi trường.

Sự co cơ khi rắc muối lên chân ếch đã cắt rời không lại phản xạ, vì không có sự đáp ứng của cơ chân dưới quyết định của thần kinh trung ương.

Phần đầu của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy khi bị va đập đã làm xuất huyết vỏ não vùng thị giác gây mất thị lực.

Kết luận:

  • Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài thông qua hệ thần kinh. Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ.
  • Cung phản xạ gồm thụ thể, dây thần kinh cảm giác, trung ương thần kinh, dây thần kinh vận động và bộ phận đáp ứng.
  • Thụ thể cảm giác gồm thụ thể cơ học, thụ thể hóa học, thụ thể điện tử, thụ thể nhiệt và thụ thể đau. Các thụ thể cảm giác có vai trò khác nhau.
  • Cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác có những vai trò khác nhau đối với cơ thể.
  • Mắt thu nhận và phản ứng với ánh sáng, góp phần quan trọng trong cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật.
  • Phản xạ không điều kiện sinh ra đã có, rất bền vững, tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác.
  • Phản xạ có điều kiện hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất nếu không được củng cố, tác nhân kích thích bất kỳ đối với thụ thể cảm giác.
  • Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện: thay đổi liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần.

V. MỘT SỐ BỆNH DO TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH VÀ CƠ CHẾ GIẢM ĐAU

Báo cáo dựa trên hiểu biết về HS.

Ví dụ: Một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh:

  • Alzheimer
  • Parkinson
  • Trầm cảm
  • Rối loạn cảm giác
  • Động kinh
  • Đau nửa đầu migraine
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
  • Hội chứng ống cổ tay…

Một số loại thuốc giảm đau:

  • Paracetamol và aspirin → giảm đau ức chế sự tổng hợp prostaglandin (một chất do các mô tổn thương, vùng dưới đồi tiết ra có tác dụng tăng cường cảm giác đau).
  • Morphin, endorphin và oxycodone → ức chế giải phóng chất chuyển giao thần kinh, giảm cảm giác đau…

Kết luận: Một số bệnh mất khả năng vận động hoặc cảm giác do tổn thương thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên.

VI. BẢO VỆ HỆ THẦN KINH ĐỐI VỚI CHẤT KÍCH THÍCH

Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 113:

Lạm dụng chất kích thích là tình trạng một người sử dụng chất kích thích dẫn đến phụ thuộc vào chất kích thích, mặc dù biết chất kích thích có thể đưa đến những hậu quả nguy hại đối với cơ thể. Lạm dụng chất kích thích gây ra những thay đổi về cấu trúc và cơ chế hoạt động của não và gây nghiện.

Ví dụ: thuốc lá, rượu, heroin, ma túy đá…

Cách cai nghiện chất kích thích:

Khi bị nghiện chất kích thích nào đó, việc cai nghiện là rất khó khăn. Người muốn cai nghiện phải đặt ra quyết tâm cai nghiện rất cao và thực hiện nghiêm túc quy trình cai nghiện. Quy trình này cần có sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về cai nghiện.

Cách phòng, tránh tình trạng chất kích thích:

  • Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tác hại của chất kích thích dưới mọi hình thức. Gia đình cần phối hợp để giáo dục con cái trong phòng chống sử dụng chất kích thích.
  • Mỗi người phải luôn ý thức rèn luyện kỹ năng kiểm soát bản thân trước những cám dỗ, hiếu kỳ… Tuyệt đối nói không với ma túy, thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia.
  • Sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, buồn bực lo âu.
  • Hỗ trợ, quan tâm, chia sẻ đối với người cai nghiện chất kích thích.
  • Nếu phát hiện, cần cung cấp thông tin của người sử dụng chất kích thích, đặc biệt là ma túy cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, tránh được hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và cộng đồng.

Kết luận: Các chất kích thích gây nghiện và tổn hại lên hệ thần kinh.

→ Cần có những biện pháp phòng chống lạm dụng chất kích thích.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức sinh học 11 KNTT bài 17: Cảm ứng ở động vật, kiến thức trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức bài 17: Cảm ứng ở động vật, Ôn tập sinh học 11 kết nối tri thức bài 17: Cảm ứng ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác