Lý thuyết trọng tâm tin học 8 chân trời bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 8 chân trời bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. Địa chỉ tương đối. 

  • Địa chỉ ô tính (bao gồm địa chỉ cột, địa chỉ hàng) có thể thay đổi khi sao chép công thức gọi là địa chỉ tương đối. 
  • Khi sao chép công thức thì địa chỉ tương đối trong công thức sẽ thay đối theo sự thay đổi của địa chỉ ô tính chứa công thức.
  • Khi sao chép công thức tại ô tính E4 đến ô tính E5, địa chỉ cột của ô tính chứa công thức không đổi (vẫn là cột E), địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5). Cụ thể, địa chỉ cột của các ô tính trong công thức không thay đổi (vẫn là cột C, D), địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5).

Do đó, công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép đến ô tính E5 sẽ thành =C5+D5. Sự thay đổi tương ứng này đảm bảo Tổng số ca luôn được tính bằng Số ca ngày cộng với Số ca đêm tại hai ô tính ở vị trí bên trái, liền kể với ô tính chứa công thức.

2. Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối. 

  • Khi sao chép công thức từ ô tính F4 đến ô tính F5 thì có kết quả sai vì tại ô tính F5 công thức sẽ là =E5*F3. Để tính đúng, địa chỉ ô F2 trong công thức không được thay đổi khi sao chép.
  • Ta cần thêm kí hiệu $ vào trước địa chỉ hàng của ô tính F2 trong công thức để địa chỉ của ô tính nay không thay đổi khi sao chép công thức từ ô tính F4 đến khối ô tính F5:F9. Công thức được thay đổi là =E4*F$2. Khi sao chép đến ô tính F5 công thức tại ô tính này sẽ là =E5*F$2.
  • Địa chỉ ô tính có địa chỉ hàng hoặc địa chỉ cột không thay đổi khi sao chép công thức được gọi là địa chỉ hỗn hợp.
  • Địa chỉ ô tính có địa chỉ hàng và địa chỉ cột không thay đổi khi sao chép công thức được gọi là địa chỉ tuyệt đối.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức, kiến thức trọng tâm tin học 8 chân trời bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức, nội dung chính bài 5 Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác