Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 1 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG 2: SỐ THỰC

BÀI 1. SỐ VÔ TỈ. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC

1. BIỂU DIỄN THẬP PHÂN CỦA SỐ HỮU TỈ

HĐKP1:

a) 3:2=1,5 ; 37:25 = 1,48 

  5:3 = 1,(6) ; 1:9= 0,(1)

b) $\frac{3}{2}$ = 3:2 = 1,5 ;      

$\frac{37}{25}$= 37:25 = 1,48 ;      

$\frac{5}{3}$ = 5: 3 = 1,(6) ;      

$\frac{1}{9}$ = 1:9= 0,(1)

Kết luận:

Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

Thực hành 1: 

$\frac{12}{25}$ = $\frac{48}{100}$ = 0,48

$\frac{27}{2}$= $\frac{135}{10}$ = 13,5

$\frac{10}{9}$= 1,(1)

Vận dụng 1:

Có: $\frac{5}{6}$ = 0.8(3)

Vì: 0,834 > 0.8(3)

 0,834 > $\frac{5}{6}$

2. SỐ VÔ TỈ

HĐKP2:

  • Vì các tam giác AMB, ABN, AND, DNC, CNB có diện tích bằng nhau 

=> Từ hình vẽ, ta thấy: Diện tích hình vuông ABCD gấp 2 lần diện tích hình vuông AMBN.

  • Diện tích hình vuông ABCD là:

S$_{ABCD}$=2S$_{AMBN}$ = 2.1$^{2}$=2 (dm$^{2}$)

  • Biểu diễn: S$_{ABCD}$ = AB$^{2}$

Kết luận:

Mỗi số thập phân vô hạn không tuần hoàn biểu diễn thập phân của một số, số đó gọi là số vô tỉ.

Thực hành 2:

a) Số a=5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số hữu tỉ.

b) Số b = 6,15555... = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số hữu tỉ.

c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số vô tỉ.

d) Cho biết số c=2,23606... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số vô tỉ.

3. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC

HĐKP3:

a) Các giá trị của x$^{2}$ theo thứ tự lần lượt là: 4; 9; 16; 25; 100.

b) Các số thực không âm x theo thứ tự lần lượt là: 2; 3; 4; 5; 10.

Kết luận:

- Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho x$^{2}$ = a.

Ta dùng kí hiệu $\sqrt{a}$ để chỉ căn bậc hai số học của a.

- Một số không âm a có đúng một căn bậc hai số học.

* Chú ý:

- Số âm không có căn bậc hai số học.

- Ta có $\sqrt{a}$≥0với mọi số a không âm.

- Với mọi số không âm a, ta luôn có ($\sqrt{a}$)$^{2}$=a. VD: ($\sqrt{2}$)$^{2}$=2

- Từ HĐKP2, ta có $\sqrt{2}$ là độ dài đường chéo của một hình vuông có cạnh bằng 1.

Thực hành 3:

Căn bậc hai số học của: 16; 7; 10; 36 lần lượt là: 4; $\sqrt{7}$ ; $\sqrt{10}$ ; 6.

Vận dụng 2.

Độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích 169 cm2 là: 

$\sqrt{169}$= 13 (m)

4. TÍNH CĂN BẬC HAI SỐ HỌC BẰNG MÁY TÍNH CẦM TAY

HĐKP4:

a) Kết quả trên màn hình là: 5

Suy ra: x$^{2}$=5$^{2}$=25

b) Kết quả trên màn hình là: 1,414213..

Suy ra: x$^{2}$=2.

Thực hành 4. 

$\sqrt{3} \approx $ 1,73205...  ; 

$\sqrt{15 129}$ = 123  ; 

$\sqrt{10 000}$ = 100; 

$\sqrt{10} \approx $ 3,16227...  ; 

Vận dụng 3

a) Độ dài cạnh của mảnh đất hình vuông là:

$\sqrt{12 996}$  = 114 m

b) Bán kính của một hình tròn có diện tích là: 

S=πR$^{2}$

R=$\sqrt{\frac{S}{\pi }}$=$\sqrt{\frac{100}{\pi }}$≈5,64 (cm)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 CTST bài 1 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học, kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 1 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học, Ôn tập toán 7 chân trời bài 1 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác