Soạn bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

Soạn bài Thần trụ trời - Sách cánh diều ngữ văn 10 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.

Trả lời:

Truyện nữ thần Lúa:

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.

Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn  Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện

Trả lời: Màu sắc văn hóa Tây Nguyên thể hiện qua các yếu tố: nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình Mặt Trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói; cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.

Câu 2: Thần đã làm những gì?.

Trả lời: Thần đã dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời; thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.

Câu 3: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?

Trả lời: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết: mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng.

Câu 4: Người kể nêu ra các vị thần này có mục đích gì?

Trả lời: Người kể nêu ra các vị thần này có mục đích nhằm giải thích cho những hiện tượng tự nhiên.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Nêu các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?

Câu 2: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Câu 3: Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Câu 4: Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Câu 5: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam)?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam)?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác phẩm và bố cục bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam).

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Thần Trụ trời

Câu hỏi 5. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

Câu hỏi 6. Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu "Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát  úp' trong truyện Thần trụ trời gợi cho em nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt  truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm. 

Câu hỏi 7. Nhận xét cốt truyện bài "Thần Trụ Trời" và nêu thông điệp của tác phẩm. 

Câu hỏi 7. Nhận xét cốt truyện bài "Thần Trụ Trời" và nêu thông điệp của tác phẩm. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 10 tập 1 cánh diều, giải sách lớp 10 cánh diều, soạn văn 10 bài 1 cánh diều, soạn văn 10 bài đọc Thần trụ trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác