Soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều chuyên đề 2 Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Hướng dẫn soạn chuyên đề 2 Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại trang 35, chuyên đề ngữ văn 11 sách cánh diều. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn 

1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Câu hỏi 1: “Theo các nhà khoa học, gà cũng biết “tỉ tê” với gà. Khi dắt bầy con đi kiếm mồi, gà mẹ kêu đều đều: “Cúc... cúc... cúc...” có nghĩa là: “Không có gì nguy hiểm.”. Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh: “Cúc, cúc, cúc!” tức là nó gọi: “Lại đây mau, mồi ngon lắm!”. Còn khi nó xù lông, kêu gấp: “Roóc roóc” thì có nghĩa là: “Nguy hiểm! Nấp mau!”. Đàn con lập tức phải chui hết vào cánh mẹ, nằm im."".

Dựa vào thông tin trên và những kiến thức thu nhận được từ các nguồn khác, hãy trình bày suy nghĩ của em: Các loài vật có thể giao tiếp với nhau bằng những cách nào? Phương tiện giao tiếp của chúng có những hạn chế như thế nào so với ngôn ngữ của loài người?

Câu hỏi 2: Hãy tìm đọc về ngôn ngữ kí hiệu (thủ ngữ) dành cho người khiếm thính. Theo em, việc sử dụng loại ngôn ngữ kí hiệu này có phủ nhận vai trò của ngôn ngữ không? Vì sao?

Câu hỏi 3: Từ câu chuyện của cô bé Ô-xa-na Ma-ay-a đã dẫn trong bài học, em có suy nghĩ gì về năng lực sử dụng ngôn ngữ của con người? Cụ thể:

a. Vì sao khi được phát hiện và đưa về trại trẻ, Ma-lay-a không biết nói?

b. Vì sao Ma-lay-a nói tiếng Nga? Giả sử, cô bé được một nhóm người Anh hoặc Pháp nuôi dưỡng thì cô sẽ nói tiếng gì?

c. Điều gì đã ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của Ma-lay-a?

Câu hỏi 4: Từ những điều đã biết về bản chất xã hội của ngôn ngữ, em có thể rút ra những bài học gì cho việc học tập và sử dụng ngôn ngữ?

2. Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa

Câu hỏi 1: Nghĩa của từ nước trong mỗi câu thơ sau đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) khác nhau như thế nào? Các nghĩa chuyển của từ nước gợi lên cho em điều gì về biểu hiện của văn hóa trong ngôn ngữ?

- Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. 

- Một hai nghiêng nước nghiêng thành 

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai. 

- Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. 

- Phòng khi nước đã đến chân 

Dao này thì liệu với thân sau này. 

- Về đây nước trước bẻ hoa 

Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.

- Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Câu hỏi 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÁI BỤNG CHỨA... TINH THẦN (sách trang 43)

a. Bài viết phân tích đặc trưng văn hoá người Việt thể hiện ở nhóm từ nào trong tiếng Việt?

b. Theo tác giả, các từ lòng, bụng, dạ, tâm, gan trong tiếng Việt thường biểu trưng cho điều gì? Những từ này thường chuyển nghĩa theo kiểu ẩn dụ hay hoán dụ?

Câu hỏi 3: Viết báo cáo nghiên cứu về một trong các đề tài sau:

a. Sự chuyển nghĩa của từ mũi (hoặc từ đi, từ trắng) trong tiếng Việt.

b. Thành ngữ, tục ngữ có từ đầu trong tiếng Việt.

Câu hỏi 4: Từ những điều đã biết về bản chất văn hoá của ngôn ngữ, em có thể rút ra những bài học gì cho việc học tập và sử dụng ngôn ngữ?

II. Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Câu hỏi 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Biến dạng .... ngôn ngữ "Teen" (Sách trang 49)

a. Theo tác giả bài viết, những từ ngữ và cách diễn đạt nào được xem là yếu tố mới của ngôn ngữ tuổi “teen”? Hãy liệt kê các từ ngữ mới đó và trình bày thành bảng có ba cột như sau: Từ ngữ mới; Nghĩa gốc; Nghĩa mới.

b. Theo em, vì sao ngôn ngữ tuổi “teen” tuy lệch chuẩn nhưng vẫn tồn tại và phát triển? Hãy phát biểu suy nghĩ của em về ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ tuổi “teen”.

Câu hỏi 2: Phát biểu suy nghĩ của em về ý kiến trong bài viết sau:

TẠM BIỆT “HELLO” (Trang 51)

Câu hỏi 3: Viết báo cáo nghiên cứu về một trong các đề tài sau:

a. Từ mới của tuổi “teen” trên mạng xã hội: tình hình sử dụng, các phương thức cấu tạo, tác dụng tích cực và tiêu cực.

b. Thành ngữ mới của tuổi “teen”: tình hình sử dụng, các phương thức cấu tạo, tác dụng tích cực và tiêu cực.

Từ khóa tìm kiếm: giải chuyên đề ngữ văn 11 sách mới, giải chuyên đề văn 11 cánh diều chuyên đề 2 , giải chuyên đề văn 11 cd, giải chuyên đề văn 11 CD chuyên đề 2 Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác