Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 2)

Chuyên đề Các quy luật di truyền gồm 6 phần. Phần 2 sau đây cung cấp kiến thức và các dạng bài tập cơ bản về tương tác gen và tác động đa hiệu của gen.

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen 

I. Lý thuyết:

Quy luật di truyền này không phủ nhận mà mở rộng các quy luật di truyền của Menđen.

1. Tương tác gen

- Khái niệm: là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình.

1.1. Tương tác bổ sung

- Khái niệm : Tương tác bổ sung là kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành một kiểu hình mới.

1.2. Tương tác cộng gộp:

- Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên 1 mức cao hơn.

- Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định.

1.3. Tương tác át chế:

- Khái niệm: là hiện tượng gen này có vai trò át chế sự biểu hiện của gen kia.

--> Tương tác át chế là giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.

2. Tác động đa hiệu của gen:

- Khái niệm: Một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau gọi là gen đa hiệu.

Ví dụ: - HbA hồng cầu bình thường

- HbS hồng cầu lưỡi liềm --> gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể

II. Bài tập:

Bài 1: Tại sao nói: Quy luật di truyền tương tác gen và tác động đa hiệu của gen không phủ nhận mà bổ sung cho quy luật di truyền của Menđen”?

Bài 2: Lai hai thứ đậu thuần chủng đều có hoa màu trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ 361 hoa đỏ : 278 hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên.

Bài 3: Lai hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thu được F1 toàn hạt đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ 154 hạt đỏ : 12 hạt trắng (các hạt đỏ đậm nhạt khác nhau từ đỏ sẫm đến đỏ nhạt). Biện luận và viết sơ đồ lai.

Bình luận