Lời giải bài 3 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 2) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia


Bài 3: Lai hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thu được F1 toàn hạt đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ 154 hạt đỏ : 12 hạt trắng (các hạt đỏ đậm nhạt khác nhau từ đỏ sẫm đến đỏ nhạt). Biện luận và viết sơ đồ lai.

Giải

- Xét F2:  hạt đỏ/hoa trắng = 154/12 = 15/1

--> F2 có 15 + 1= 16 kiểu tổ hợp = 4 × 4

--> Mỗi cơ thể F1 giảm phân cho 4 loại giao tử

--> F1 dị hợp về 2 cặp gen (AaBb). Trong đó, hai gen trội không alen (A và B) có tương tác cộng gộp để hình thành màu hạt đỏ. Nếu KG chỉ có mặt 1 loại gen trội (A hoặc B) hay toàn bộ gen trội thì  sẽ cho kiểu hình hạt đỏ (màu sắc hạt càng đậm khi tăng số lượng alen trội). Nếu KG là aabb thì cơ thể có KH hoa trắng.

* Sơ đồ lai:

P (t/c):    AABB         ×       aabb

G:             AB                        ab

F1:                      AaBb (100% hạt đỏ)

F1 × F1:  AaBb            ×            AaBb

G1:  AB, Ab, aB, ab           AB, Ab, aB, ab

F2: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb

           15 hạt đỏ                  :   1 hạt trắng


Bình luận