Tóm tắt kiến thức địa lí 11 kết nối bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối tri thức bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN

* Mục tiêu:

- Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển. 

+ Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính...). 

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Cùng là tổ chức liên kết khu vực, EU và ASEAN giống nhau về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và vai trò. EU tiến tới nhất thể hoá, ASEAN hướng tới thành một cộng đồng vững mạnh. EU hợp tác toàn diện và có tầm ảnh hưởng lớn hơn ASEAN.

- Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.

- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

+ Cấp cao ASEAN: Cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN: xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trị và có thể được triệu tập khi cần thiết.

+ Hội đồng Điều phối ASEAN: Chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN), điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN, xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

+ Các Hội đồng ASEAN: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng: Thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

II. MỘT SỐ HỢP TÁC CỦA ASEAN

Hợp tác về kinh tế

Hợp tác về xã hội

- Hợp tác kinh tế nội khối: Hình thành các tổ chức như: AFTA, ATIGA, AEC; thành lập các khu kinh tế đặc biệt (SEZ)

- Hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực khác trên thế giới:

 + Triển khai nhiều hình thức liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ,...

+ Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế

- Hợp tác về văn hoá: Xây dựng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC), hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học....

- Hợp tác về giáo dục: Hình thành tổ chức mạng lưới các trường Đại học ASEAN (AUN), tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (SEAMEO)...

- Hợp tác về y tế: Thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (RRMS), Quý ASEAN ứng phó COVID-19,...

- Hợp tác về thể thao: SEAGames, ASEAN Paragames,...

III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN

Lĩnh vực

Thành tựu

Thách thức

Kinh tế

Trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới.

- Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu

- Thông qua nhiều thoả thuận và Hiệp định quan trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Trình độ phát triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.

Văn hoá – xã hội

Đời sống nhân dân được cải thiện. 

- Chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng.

- Phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực. 

- Chỉ số phát triển con người được cải thiện.

Vẫn còn tình trạng đói nghèo. Các vấn đề tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi truong,...

An ninh chính trị

- Tạo dựng được một môi trường hoà d bình, ổn định trong khu vực.

- Hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác an ninh biển được đảm bảo

Các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.

IV. SỰ HỢP TÁC VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN

- Sự hợp tác của Việt nam trong ASEAN:

+ Các hội nghị

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố

+ Các diễn đàn

+ Các dự án, chương trình phát triển

+ Các hạot động văn hoá, thể thao

- Vai trò của Việt Nam:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới, xây dựng triển khai các thoả thuận hợp tác kinh tế nội khối

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), nội dung chính bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác