Tóm tắt kiến thức địa lí 6 chân trời bài 18: Biển và đại dương

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo bài 18: Biển và đại dương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI

Đại dương

Tiếp giáp các châu lục và đại dương

Phía Bắc

Phía Đông

Phía Nam

Phía Tây

Thái Bình Dương

Giáp Bắc Băng Dương

Giáp bờ tây lục địa Mỹ

Giáp lục địa Nam Cực

Giáp bờ đông lục địa Á - Âu

Đại Tây dương

Giáp Bắc Băng Dương

 Giáp bờ tây lục địa Á - Âu và lục địa Phi

 Giáp lục địa Nam Cực

 Giáo bờ đông lục địa Mỹ

Ấn Độ Dương

 Giáp lục địa Á - Âu

 Giáp lục địa Á - Âu, lục địa Ô-xtray-li-a

 Giáp lục địa Nam Cực

 Giáp bờ đông lục địa Phi và Đại Tây Dương

Bắc Băng Dương

 Bao quanh Bắc cực và giáp với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu, lục địa Mỹ. 

2. NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MUỐI CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

- Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương là 17 độ. Nhiệt độ đó thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác. 

- Đơn vị đo độ muối là %o. Độ muối của nước biển và đại dương là 35%o.

- Độ muối của biển và đại dương có đặc điểm: có xu hướng giảm dần từ vùng có vĩ độ thấp đến vùng có vĩ độ cao. 

- Nước biển vùng nhiệt đới có độ muối cao hơn so với nước biển vùng ôn đới.

- Nguyên nhân do vùng nhiệt đới có độ bốc hơi cao hơn cho nên hàm lượng muối trong nước biển sẽ cao hơn so với vùng ôn đới.

3. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

a. Sóng

- Khái niệm và nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần:

+ Sóng biển: Được sinh ra chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

+ Sóng thần: Được sinh ra do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngầm dưới đáy biển. Loại sóng này có thể cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng.

b. Thủy triều

- Sự thay đổi mực nước ở hai thời điểm khác nhau: 

+ Bãi biển lúc mở rộng, lúc thu hẹp. 

+ Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, lúc lại rút xuống, lùi ra xa. 

- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều: nhờ sức hút của Mặt trời và Mặt trăng mà nước trong nước biển có sự vận động lên xuống tạo ra thủy triều.

- Biểu hiện của hiện tượng thủy triều: 

+ Có nơi, mỗi ngày thuỷ triều lên - xuống hai lần, gọi là bán nhật triều. 

+ Có nơi thủy triều chỉ lên xuống mỗi ngày một lần, gọi là nhật triều. 

- Kết quả Phiếu học tập số 2: 

+ Triều cường (thuỷ triều dao động nhiều nhất) xảy ra vào ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng) khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm thẳng hàng.

+ Triều kém (thuỷ triểu dao động ít nhất) xảy ra vào những ngày trăng lưỡi liềm đầu tháng và cuối tháng khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất ở vị trí vuông góc.

c. Dòng biển

- Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

+ Có hai loại dòng biển: Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao và dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp. Dòng biển nóng hay lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh.

- Nguyên nhân chính tạo nên các dòng biển là gió. Gió luôn thay đổi, nhưng các dòng biển tương đối ổn định. 

- Dòng biển có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà khí hậu, giao thông vận tải trên biển, đánh bắt hải sản.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều