Tóm tắt kiến thức địa lí 6 chân trời bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI SINH VẬT

a. Thực vật

- Có gần 300.000 loài thực vật đã được xác định trên thế giới.

- Khí hậu có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các thảm thực vật. 

+ Ở vùng khí hậu ôn đới lạnh (thuộc đới ôn hoà), điều kiện nhiệt - ẩm thuận lợi cho rừng lá kim phát triển. 

+ Vùng chí tuyến (thuộc đới nóng) là các hoang mạc và bán hoang mạc do khí hậu khô nóng quanh năm.

+ Từ vùng cực về xích đạo có các thảm thực vật đặc trưng như đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới,..

- Đặc điểm của:

+ Rừng nhiệt đới: cây cối rậm rạp, xanh tốt. Thành phần loài phong phú từ cây cỏ, cây thân gỗ lớn. 

+ Rừng lá kim: cây thân gỗ, thành phần loài ít. 

b. Động vật

- Có khoảng 1,5 triệu loài động vật trên Trái đất. 

- Đặc điểm tác động đến sự phân bố của động vật: khả năng di chuyển và sự thích nghi cao với môi trường sống. Động vật phân bố ở khắp nơi, từ lục địa ở độ cao hơn 8 000 m đến độ sâu khoảng 11 000 m ở đáy đại dương.

2. CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI

- Nhóm 1: Đới nóng

+ Phạm vi: trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái đất, chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên Trái đất.

+ Khí hậu: nhiệt độ cao. 

+ Thực vật, động vật: đa dạng, phong phú.

- Nhóm 2: Đới ôn hòa

+ Phạm vi: nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng giữa hai chí tuyến đến hai vòng cực.

+ Khí hậu: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.

+ Thực vật, động vật: Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn so với đới nóng.

- Nhóm 3: Đới lạnh

+ Phạm vi: nằm trong khoảng từ vòng cực về phía hai cực.

+ Khí hậu: băng tuyết, nhiệt độ trung bình và lượng mưa rất thấp.

+ Thực vật: kém phút triển bao gồm các cây thấp, lùn xen với rêu, địa y.
+ Động vật: các loài thú có lông và mỡ dày như gấu trắng, hải cầu, cá voi,...

3. RỪNG NHIỆT ĐỚI

- Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đớ ẩm (hay rừng mưa nhiệt đới).

- Rừng nhiệt đới được chia thành nhiều tầng (tầng cỏ quyết, tầng cây bụi, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây gỗ cao, tầng cây vượt tán) khác nhau với thảm thực vật được cấu tạo thành một chiếu thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng. Mỗi tầng bao gồm các loài động, thực vật khác nhau, thích nghỉ với điều kiện sống ở riêng tầng đó. 

- Rừng nhiệt đới có nhiều loại như rừng nhiệt đới gió mùa, rừng mưa nhiệt đới, rừng xen cây rụng lá,...

- Sự khác nhau giữa rừng nhiệt đới gió mùa và rừng mưa nhiệt đới: rừng nhiệt đới gió mùa ít tầng hơn, phần lớn cây trong rừng bị rụng lá về mùa khô, rừng thoáng và không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều