Tóm tắt kiến thức địa lý 10 cánh diều bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 cánh diều bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

 

1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN BỐ DÂN CƯ

- Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư. 

+ Những nơi khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ..... dân cư thường đông đúc. 

+ Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiểm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... dân cư thường thưa thớt.

- Các nhân tố kinh tế – xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại.

Ví dụ: Một số khu vực mặc dù giàu có về tài nguyên khoáng sản hoặc có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, nguồn nước không ô nhiễm nhưng dân cư vẫn có thể phân bố thưa thớt. Để thu hút dân cư sinh sống, lúc này con người cần xây dựng các dự án đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế,...

2. ĐÔ THỊ HÓA

- Đô thị hoá là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị, tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

- Các nhân tố tác động đến đô thị hoá: 

+ Vị trí địa lí:

Tạo động lực phát triển đô thị. 

Quy định chức năng đô thị.

+ Tự nhiên:

Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị. 

Khả năng mở rộng không gian đô thị. 

Chức năng, bản sắc đô thị.

+ Kinh tế - xã hội:

- Mức độ và tốc độ đô thị hoá.

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống...

Quy mô và chức năng đô thị. 

Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến kinh tế, xã hội và môi trường:

Về Kinh tế:

- Tích cực:

+ Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tăng cường liên kết kinh tế và thu hút vốn đầu tư.

- Tiêu cực: Cơ sở hạ tầng đô thị (giao thông, cấp điện, cấp nước, viễn thông) quá tải, khó theo kịp nhu cầu của xã hội.

Về xã hội:

- Tích cực:

+ Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập.

+ Thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp.

+ Thay đổi quá trình sinh, tử, hôn nhân.

+ Phổ biến văn hoá, lối sống thị.

- Tiêu cực:

+ Gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở.

+ Nguy cơ gia tăng bạo lực, tội phạm, tệ nạn xã hội.

Về môi trường:

- Tích cực: Mở rộng không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện (trong lành, an toàn, tiện nghi).

- Tiêu cực: Chất lượng môi trường đô thị không đảm bảo (rác thải, úng ngập, ô nhiễm không khí, đất, nước, tiếng ồn).

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa, kiến thức trọng tâm địa lý 10 cánh diều bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa, nội dung chính bài Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác