Tóm tắt kiến thức địa lý 10 kết nối bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 kết nối bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC

- Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

+ chiều tự quay từ tây sang đồng (ngược chiều kim đồng hồ), 

+ trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66°33′ với mặt phẳng quỹ đạo, 

+ chu kì tự quay là 24 giờ (một ngày đêm), 

+ vận tốc tự quay lớn nhất ở Xích đạo và nhỏ nhất ở hai cực,...

- Hệ quả sự luân phiên ngày đêm:

+ Trái Đất có sự luân phiên ngày đêm vì Trái Đất có dạng khối cầu, nên luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa (ban ngày), còn một nửa chưa được chiếu sáng (ban đêm). Do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối gây ra hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau. 

- Hệ quả giờ trên Trái Đất: Vì Trái Đất có dạng khối cầu, lại không ngừng tự quay quanh trục nên tia sáng mặt trời không thể cùng lúc chiếu sáng khắp mọi nơi. Nơi được Mặt Trời chiếu sáng trước sẽ có giờ sớm hơn. Việt Nam sử dụng giờ của múi giờ số 7.

II. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ DO CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI

a) Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

- Quỹ đạo hình elip.

- Hướng chuyển động từ đông sang tây (ngược chiều kim đồng hồ).

- Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất không đổi hướng và luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo góc khoảng 66°33’B.

- Thời gian hoàn thành một vòng chuyển động là 365 ngày và 6 giờ.

b) Hệ quả hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Do Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa quay xung quanh Mặt Trời, nhưng trục của Trái Đất không đổi hướng và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo góc khoảng 66°33', dẫn đến hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo thời gian và không gian. Trừ hai ngày 21 – 3 và 23 – 9 có ngày và đêm dài bằng nhau, ngày và đêm khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam, càng xa Xích đạo thời gian chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn.

c) Hệ quả hiện tượng các mùa trong năm (ở bán cầu Bắc):

- Từ ngày 21 – 3 đến ngày 22 – 6 là mùa xuân vì lúc này bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, ngày dài hơn đêm, góc nhập xạ lớn, mặt đất nhận được nhiều nhiệt, nhưng trước đó trải qua một mùa đông lạnh giá.

- Từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 là mùa hạ vì bán cầu Bắc vẫn chúc về phía Mặt Trời, ngày vẫn dài hơn đêm, góc nhập xạ lớn, mặt đất đã tích nhiệt từ mùa xuân.

- Từ 23 – 9 đến 22 − 12 là mùa thu vì bán cầu Bắc ngả xa Mặt Trời, ngày ngắn hơn đêm, góc nhập xa nhỏ, mặt đất bắt đầu bị mất nhiệt nhưng không quả lạnh vì đã tích nhiệt từ mùa xuân và hạ.

- Từ ngày 22 – 12 đến ngày 21 – 3 năm sau là mùa đông vì bán cầu Bắc tiếp tục ngả xa Mặt Trời, ngày vẫn ngắn hơn đêm, góc nhập xạ nhỏ, mặt đất bị mất nhiệt và mất nhiệt từ mùa thu nên rất lạnh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất kiến thức trọng tâm địa lý 10 kết nối bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất, nội dung chính bài Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác