Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

- Sự ra đời của giai cấp công nhân: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu (từ sau các cuộc phát kiến địa lí).

Giai cấp công nhân ra đời.

- Sự phát triển của giai cấp công nhân:

+ Nguồn gốc công nhân: nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ,…

Mất ruộng đất Làm thuê trong công xưởng, nhà máy.

+ Bị bóc lột, làm việc cực nhọc, công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản (ban đầu là đập phá máy móc).

+ Những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân phát triển về lực lượng, trưởng thành về nhận thức. 

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

- Những hoạt động chính của .Mác, Ph.Ăng-ghen: đính kèm trục thời gian dưới Hoạt động 2. 

- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, điển hình như: cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831); phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),…  

Đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

+ Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố ở Luân Đôn, đã phân tích về quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhấn mạnh sứ mệnh của giai cấp công nhân.

Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

III. PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1. PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN TỪ NĂM 1848 ĐẾN NĂM 1870, QUỐC TẾ THỨ NHẤT

- Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870:

- Nguyên nhân: chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản diễn ra ở nhiều nước.

- Thời gian, địa điểm:

+ Tháng 6/1848: công nhân, nhân dân lao động Pa-ri (Pháp) khởi nghĩa.

+ Năm 1848 – 1849: công nhân, thợ thủ công Đức nổi dậy chống lại giới chủ.

+ Tháng 9/1864: công nhân tham gia mít tinh tại Luân Đôn (Anh).

+…..

- Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất:

+ Thời gian, địa điểm thành lập: Yêu cầu trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập tại Luân Đôn (Anh). 

+ Mục đích hoạt động: 

  • Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cho phong trào công nhân.
  • Truyền bá học thuyết Mác.

Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.

2. CÔNG XÃ PA-RI (1871)

  • Sự ra đời của Công xã Pa-ri 

- Sau chiến tranh Pháp – Phổ (1870):

+ Quân Phổ bắt Na-pô-lê-ông III làm tù binh, tiến sâu vào nước Pháp.

+ Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu, yêu cầu thiết lập nền cộng hòa, bảo vệ tổ quốc.

- Tháng 9/1870: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản thành lập, đồng ý cho quân Phổ tiến vào Pa-ri.

Mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản. 

Nhân dân Pa-ri đứng lên làm cách mạng. 

- Ngày 18/3/1817: 

+ Quần chúng chiếm cơ quan Chính phủ, nhà ga, tòa Thị chính,…

+ Quân Chính phủ tháo chạy khỏi Pa-ri.

+ Cách mạng thắng lợi, Ủy ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng chính quyền mới – Chính phủ lâm thời. 

- Ngày 26/3/1871: Nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng Công xã. Các đại biểu là công nhân và trí thức. 

  • Những nét chính về chính sách của Công xã Pa-ri

-  Tổ chức bộ máy: 

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp, hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản. 

+ Công xã lập các ủy ban:

  • Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Lương thực, Ủy ban Giáo dục,…
  • Đứng đầu ủy ban là ủy viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn. 

- Các chính sách: 

+ Giải tán quân đội, bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lượng vũ trang của nhân dân.

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước. 

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

+ Giao công nhân quản lí nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri. 

  • Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới

- Đối với nước Pháp:

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri với những chính sách tiến bộ cho thấy đây là nhà nước kiểu mới. 

+ Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp.

+ Giáng đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản. 

- Đối với thế giới: 

+ Mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Cổ vũ nhân dân lao động thế giới.

+ Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

3. PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN TỪ NĂM 1871 ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX, QUỐC TẾ THỨ HAI

- Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1871 đến đầu thế kỉ XX:

+ Ngày 1/5/1886: 

400 000 công nhân thành phố Chi-ca-go (Mỹ) đình công, biểu tình, buộc giới chủ thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ.

+ Năm 1889: công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công.

+ Năm 1893: đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. 

- Quốc tế thứ hai:

+ Bối cảnh lịch sử:

  • Phong trào công nhân Âu – Mỹ phát triển, nhiều tổ chức công nhân ra đời.

Cần có một tổ chức quốc tế để đoàn kết phong trào công nhân các nước. 

Ngày 14/7/1889, Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) thành lập tại Pa-ri.

+ Đóng góp: đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế. 

- Từ năm 1895 – 1914, Quốc tế thứ hai xa rời đường lối đấu tranh, thỏa hiệp với tư sản và tan rã. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, nội dung chính bài Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác