Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I.  NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ

- Về chính trị: 

+ Chính quyền Đàng Trong ngày càng suy yếu.

+ Quý tộc, quan lại vui chơi, hưởng thụ.

+ Trương Phúc Loan thâu tóm quyền hành, bạo ngược, nhũng nhiễu nhân dân.

- Về kinh tế: Nhân dân chịu thuế khóa nặng nề. 

- Về xã hội: 

+ Thiên tai, mất mùa.

+ Nạn đói thường xuyên xảy ra.

+ Trộm cắp khắp nơi. 

→ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) tập hợp nhân dân khởi nghĩa.

II. NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN

1. Lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê

Giai đoạn đầu

(1771 – 1773)

Lật đổ chúa Nguyễn

(1773 – 1777)

Lật đổ chúa Trịnh

(1777 – 1786)

Lật đổ vua Lê (1787 – 1788)

- Tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa.

- Nghĩa quân đưa ra khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, “Đánh đổ thần quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. 

- Quân Tây Sơn chiếm phủ thành Quy Nhơn, từng bước kiểm soát từ Bình Thuận đến Quảng Nam.

- Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Ánh chạy thoát. 

Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cho nhà Lê.

- Đàng Ngoài rối loạn, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc ổn định tình hình, nhưng Đàng Ngoài không được bình yên.

- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc. Chính quyền nhà Lê Trung Hưng sụp đổ. Vua Lê trung hưng chạy lên phía Bắc, cho người cầu viện nhà Thanh.

2. Đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm Thanh xâm lược 

a. Đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785)

Nội dung mô tả

Đánh bại quân Xiêm xâm lược

Bối cảnh lịch sử

- Nguyễn Ánh (cháu nội của Nguyễn Phúc Khoát), tập hợp lực lượng, chống lại quân Tây Sơn. 

- Năm 1784, vua Xiêm đem 5 vạn quân (theo lời cầu viện của Nguyễn Ánh) tiến vào Gia Định. 

Nghệ thuật quân sự 

Trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785), Nguyễn Huệ cho quân đánh nghi binh, nhử đối phương vào trận địa đã chuẩn bị sẵn, dựa vào địa hình sông nước, tổ chức mai phục, tận dụng thời điểm sáng sớm (trời còn sương mờ), tổ chức đánh nhanh, tiêu diệt gọn. 

b. Đại phá quân Thanh xâm lược (1789)

* Thắng lợi tiêu biểu của phong Tây Sơn trong quá trình đánh bại quân Thanh xâm lược:

- Giữa năm 1788: vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh chỉ huy 29 vạn quân tiến vào nước ta.

- Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc. 

- Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), 5 đạo quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.

- Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh (thắng lợi tiêu biểu là trận Ngọc Hồi – Đống Đa). 

* Nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung:

- Trực tiếp chỉ huy.

- Sử dụng đàn voi đã được huấn luyện.

- Cho quân khiêng tấm ván (lấy rơm dấp nước phủ kín) mở đường tiến lên phía trước để chắn mũi tên do đối phương bắn ra.

III. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN

Nguyên nhân thắng lợi

Ý nghĩa lịch sử

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung

- Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. 

- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Nguyễn Huệ - Quang Trung.

- Thể hiện, chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

- Để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự. 

- Quang Trung là người anh hùng nông dân, xuất thân từ nông dân, đứng lên phất cờ khởi nghĩa, được nhân ủng hộ.

- Ông đã cùng anh em của mình chiến đấu từ những ngày đầu với chủ trương đúng đắn, đã chấm dứt được tình trạng phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục, thống nhất quốc gia.

- Ở giai đoạn sau, ông là người lãnh đạo tài tình, sáng suốt, giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII nội dung chính bài Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Bình luận

Giải bài tập những môn khác