Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TRI THỨC NGỮ VĂN - TRUYỆN CƯỜI

1. Khái niệm

- Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. 

2. Cốt truyện

  • Thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. 

  • Có sự việc bất ngờ, đầy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

3. Nhân vật 

Nhân vật thường có hai loại:

- Loại 1: những nhân vật mang thói xấu phổ biến (lười biếng, tham ăn, keo kiệt…) => Những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ. => Đối tượng tiếng cười hướng đến.

- Loại 2: những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến.

4. Ngôn ngữ

- Ngắn gọn súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…

- Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. 

 

II. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN

- Nhan đề: Vắt cổ chày ra nước là câu thành ngữ chỉ những người keo kiệt đến mức bủn xỉn. Nhan đề thể hiện chủ đề tác phẩm.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Giải nghĩa từ khó:

+ Cổ chày: Phần eo lại ở giữa cái chày, dùng để cầm, nắm khi giã.

+ Khố tải: còn gọi là bao tải, bao dệt bằng sợ đay hay dứa gai, thường dùng để đựng lương thực

+ Vận (từ địa phương): mặc.

+ Ngốt: cảm thấy ngột ngạt, bức bối, khó chịu vì nóng bức.

 

III. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

1. Văn bản Vắt cổ chày ra nước

a) Tình huống truyện

- Tình huống người đầy tớ xin chủ nhà mấy đồng tiền để uống nước dọc đường với đoạn đối thoại giữa hai nhân vật đã khắc họa thói keo kiệt của người chủ nhà.

b) Nhân vật

* Nhân vật “chủ nhà”

- Là một người keo kiệt bủn xỉn biểu hiện qua suy nghĩ của ông ta khi người đầy tớ xin chủ nhà tiền để uống nước dọc đường, ông ta đã đưa cho đầy tớ cái khố tải và nói “Vận vào người khi khát văn ra mà uống”

- Nhân vật “chủ nhà” đại diện cho loại nhân vật thứ nhất nhân vật mang thói xấu: keo kiệt.

- Đây chính là đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa có giá trị thẩm mĩ.

*Nhân vật “người đầy tớ”

- Là người thông minh biểu hiện qua lời đáp trả với nhân vật “chủ nhà”: “Dạ vắt cổ chày cũng ra nước!”

- Nhân vật “đầy tớ” là loại nhân vật thứ hai dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để ngụ ý mỉa mai, chê cười thói keo kiệt của chủ nhà.

d) Bài học rút ra

- Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của một số người trong xã hội. Từ đó rút ra được bài học nhận thức sâu sắc để cải thiện bản thân đồng thời lên án và loại bỏ những thói quen xấu.

e) Nghệ thuật

- Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…

- Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng.

2. Văn bản May không đi giày

a) Tình huống truyện 

Tình huống ông hà tiện dù ngón chân bị chảy máu ròng ròng nhưng vẫn nói là may vì không bị rách mũi giày.

b) Nhân vật

- Ông tính hà tiện là nhân vật mà tiếng cười hướng đến. Đây là loại nhân vật mang thói hư tật xấu phổ biến trong xã hội: thói hà tiện.

- Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa có giá trị thẩm mĩ.

c) Bài học 

- Phê phán thói hà tiện của một số người trong xã hội. Từ đó rút ra được bài học nhận thức sâu sắc để cải thiện bản thân đồng thời lên án và loại bỏ những thói quen xấu.

d) Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…

- Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng.

IV. TỔNG KẾT

- Tạo hình huống trào phúng: Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật với nhau tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị,…

- Sử dụng các biện pháp tu từ: Biện pháp khoa trương phóng đại.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày, kiến thức trọng tâm văn 8 chân trời bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày, nội dung chính bài Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày

Bình luận

Giải bài tập những môn khác