Tắt QC

Trắc nghiệm công dân 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục công dân 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo trong xã hội ?

  • A. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
  • B. Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
  • C. Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh những biểu hiện nào sau đây?

a. Tích cực, tự giác học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà.

b. Làm qua quýt cho xong để không bị phê bình, khiển trách.

c. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm của cá nhân.

d. Chủ động lập và thực hiện các kế hoạch học tập, lao động.

e. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

g. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc,  máy móc.

h. Luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp học tập.

i. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, một tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.

  • A. b, g.
  • B. d, e.
  • C. a, c.
  • D. g, i.

Câu 3: Vì sao cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong lao động?

  • A. Phù hợp với sự phát triển của thời đại.
  • B. Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • C. Phù hợp với sự phát triển của công nghệ khoa học.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mới cần tính tự giác và sáng tạo của người lao động.
  • B. Tính tự giác và sáng tạo là cần thiết kết trong xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy
  • C. Xã hội Cộng sản chủ nghĩa mới cần tính tự giác và sáng tạo của người lao động.
  • D. Cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những con người lao động tự giác và sáng tạo

Câu 5: Những biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự giác trong lao động, học tập?

a. Nói chuyện riêng trong giờ học.

b. Ngủ trong lớp khi cô giáo đang giảng bài.

c. Không làm bài tập về nhà.

d. Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực.

e. Hôm nào không có người gọi dậy là H lại ngủ quên và đi học muộn.

g. Chủ động nghỉ sớm trước khi hết giờ làm việc.

h. Hết giờ làm việc nhưng B vẫn ở lại cơ quan để hoàn thành cho xong công việc được giao.

j. Chơi game trong giờ làm việc.

  • A. a, c, d, g, h, i.
  • B. a, b, c, e, g, i.
  • C. c, d, g, h, i.
  • D. a, d, g, h, i.

Câu 6: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế. Điều này thể hiên quyền

  • A. học tập của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. dân chủ của công dân.
  • D. phát triển của công dân

Câu 7: Ngành nghề cần lao động tự giác và sáng tạo?

  • A. Sản xuất nông nghiệp.
  • B. Sản xuất công nghiệp.
  • C. Học tập.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Luôn chủ động, tích cực vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống là biểu hiện của tính .......................trong lao động và học tập.

  • A. Chăm chỉ
  • B. Sáng tạo
  • C. Tự giác

Câu 9: Lao động tự giác, sáng tạo sẽ mang lại cho bản thân chúng ta những lợi ích nào sau đây?

a. Học hỏi được nhiều tri thức, kĩ năng mới.

b. Từng bước tự hoàn thiện bản thân.

c. Tự mình giải quyết được công việc, không cần đến sự hợp tác của người khác.

d. Phẩm chất, năng lực được cải thiện.

e. Sử dụng và phân bổ thời gian học tập, lao động một cách khoa học, hợp lí.

g. Tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.

h. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động.

i. Rèn luyện và hoàn thiện được nhiều kĩ năng cần thiết.

  • A. a, b, d, e, h, i.
  • B. a, b, c, e, h, i.
  • C. a, b, d, g, h, i.
  • D. a, b, c, d, h, i.

Câu 10: Mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo là gì?

  • A. Lao động tự giác là tiền đề của lao động sáng tạo.
  • B. Lao động sáng tạo sẽ thúc đẩy lao động tự giác.
  • C. Không có quan hệ nào với nhau.
  • D. Đáp án A và B

Câu 11: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là gì?

  • A. Lao động sáng tạo.
  • B. Tự lập.
  • C. Lao động.
  • D. Lao động tự giác.

Câu 12: Trách nhiệm của học sinh để có tính tự giác và sáng tạo là gì?

  • A. Học sinh không cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo.
  • B. Học sinh chỉ cần rèn luyện tính tự giác.
  • C. Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong học tập.
  • D. Học sinh chỉ cần sáng tạo trong học tập.

Câu 13: Thường xuyên tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm để cho các hoạt động của bản thân ngày càng hiệu quả hơn là thể hiện tính 

  • A. sáng tạo trong lao động.
  • B. tự giác trong lao động.
  • C. trung thực trong lao động.
  • D. tự phê bình trong lao động.

Câu 14: Nam là học sinh của lớp 9A, trong giờ học em luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến trường. Việc làm của Nam là thể hiện tính gì trong học tập?

  • A. Lao động.
  • B. Sáng tạo.
  • C. Lao động tự giác.
  • D. Lao động sáng tạo.

Câu 15: ................. là biểu hiện, là phương tiện cho con người và xã hội phát triển.

  • A. Lao động
  • B. Văn hóa
  • C. Của cãi

Câu 16: Lựa chọn đáp án đúng để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho phù hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

  • A. Sức lao động
  • B. Lao động
  • C. Người lao động
  • D. Hoạt động

Câu 17: Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là?

  • A. Đi làm đúng giờ.
  • B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
  • C. Giúp bố mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa.
  • D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 18: Những trường hợp nào sau đây không phải là biểu hiện của sự sáng tạo trong lao động, học tập?

a. Hoa chủ động học thuộc lòng tất cả các bài học.

b. Trước một tình huống, Hùng thường suy nghĩ để  tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau.

c. Huy ghi âm lại bài giảng của cô giáo để khỏi phải ghi chép và tập trung căng thẳng trên lớp.

d. Linh luôn thay đổi trang phục và cách ăm mặc mỗi ngày.

e. Thành luôn suy nghĩ, tìm tòi ra những lí do thuyết phục để xin tiền cha mẹ đi chơi.

g. Hưng ứng dụng bản đồ tư duy (mind map) vào việc ghi chép và liên kết các ý tưởng.

h. Hòa luôn tham khảo kinh nghiệm của các bạn khác để bổ sung, hoàn thiện phương pháp học tập của bản thân.

i. Hồng ra tiệm may sửa lại áo đồng phục cho khác với các bạn trong lớp.

  • A. a, c, g, h, i.
  • B. a, b, d, e, i.
  • C. a, c, d, e, i.
  • D. a, b, g, e, i.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác